Dù vừa gọi vốn thành công đến 1 tỷ USD để góp phần “giải cứu” chính mình trong cuộc khủng hoảng chưa từng có vì dịch Covid-19 khiến tình hình kinh doanh bị tê liệt - Ấy thế mà, Airbnb lớn mạnh ngày nào cũng phải bất lực ra quyết định cho nghỉ việc đến 25% nhân viên trên toàn cầu để cắt giảm chi phí…
Airbnb đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong đời
Không một đơn vị kinh doanh dịch vụ nào nằm ngoài vùng ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cho đến hiện tại. Ngành du lịch – khách sạn bị tác động nặng nề nhất khi hoạt động kinh doanh từ đình trệ, cầm chừng đến tê liệt hoàn toàn. Nguồn thu gần như bằng 0. Nền tảng chia sẻ lưu trú lớn nhất thế giới Airbnb cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới đây, Airbnb thông báo đã lỗ hàng trăm triệu đô la Mỹ từ những ngày đầu tiên bị dịch bệnh “ghé thăm”, đồng thời, dự kiến doanh thu năm nay sẽ thấp hơn 1 nửa so với năm 2019.
Do đó, để chống lại “sức công phá” nặng nề của dịch Covid-19, bên cạnh nỗ lực gọi vốn thành công 1 tỷ USD dưới hình thức vay nợ và phát hành chứng khoán vốn từ Silver Lake và Sixth Street Partners, Airbnb cũng đã tạm dừng gần như tất cả các hoạt động marketing, tuyển dụng, thậm chí có khả năng sẽ giữ lại cả tiền thưởng của nhân viên để tiết kiệm tiền mặt trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh lên ngành du lịch toàn cầu. Ước tính, số tiền tiết kiệm được lên đến 800 triệu USD. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu kết quả kinh doanh liên tiếp thua lỗ và dịch Covid-19 không được kiểm soát tốt, Airbnb sẽ cạn kiệt tiền mặt trong vòng vỏn vẹn 1 năm.
Sa thải 1.900 nhân viên trên toàn cầu để cắt giảm chi phí
Dù đã cố gắng duy trì bộ máy hoạt động ổn định trong nhiều tháng qua, thế nhưng, kỳ lân công nghệ Airbnb buộc phải cho nghỉ 25% lao động, khoảng gần 1.900/ 7.500 nhân viên trên toàn cầu như một phần nỗ lực để đối phó với đại dịch trước mức độ ảnh hưởng tồi tệ đến ngành du lịch toàn cầu nói chung và đe dọa đến mảng kinh doanh cốt lõi của công ty nói riêng.
“Chúng ta đang cùng trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong đời. Vì nó mà ngành du lịch toàn cầu bị ngưng trệ. Tôi thực sự rất yêu mến các bạn, nhưng tôi rất xin lỗi vì phải ra quyết định khó khăn này. Và, xin hãy nhớ rằng, đây không phải lỗi của các bạn hay bất kỳ ai…” – lời chia sẻ nghẹn ngào của vị CEO Airbnb trong bức thư gửi đến nhân viên vài ngày trước đó.
Được biết, Airbnb vẫn chi trả 12 tháng bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên làm việc tại Mỹ - nhân viên ở các quốc gia khác sẽ được chi trả chi phí bảo hiểm đến cuối năm nay. Ước tính, chi phí chi trả cho khoản đãi ngộ này cũng không hề nhỏ. Bên cạnh đó, các giám đốc cấp cao của tổ chức cũng chấp nhận mức lương giảm 50% đến không nhận lương trong vài tháng để giúp công ty vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
Ngoài ra, nền tảng này cũng dành ra 250 triệu USD bồi hoàn cho 25% doanh thu thất thoát của các chủ nhà vì bị khách hủy đặt phòng vì lý do dịch bệnh – dành thêm 10 triệu USD cho các Superhosts tiêu biểu để hỗ trợ chi trả tiền thuê mặt bằng hoặc thế chấp…
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 là điều không thể tránh khỏi. Một số “ông lớn” vốn dự phòng cao vẫn có thể cầm cự chờ ngày dịch tan để vực dậy và phát triển, trong khi nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ phải đóng cửa, ngưng hoạt động, thậm chí phá sản. Dù muốn dù không, việc cắt giảm nhân sự là giải pháp tạm thời bắt buộc nếu muốn cắt giảm chi phí và duy trì bộ máy tổ chức cơ bản. Tuy vậy, cá nhân Airbnb và nhiều công ty khác vẫn mang tinh thần lạc quan, rằng dịch bệnh rồi sẽ qua, và họ sẽ lại phát triển mạnh mẽ bởi nhu cầu du lịch sẽ tăng cao hơn bao giờ hết, ngay sau khi chấm dứt kỳ “ngủ đông” dài nhất trong đời.
Kinh doanh bán phòng trên Airbnb: Cân nhắc kỹ để không lợi bất cập hại
Ms. Smile
(Tham khảo từ CafeBiz)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên