MỤC LỤC
Nếu Housekeeping ám ảnh khung cảnh kinh hoàng sau cánh cửa phòng, Lễ tân lo sợ khách hạnh họe thì Phục vụ hay Bartender, Barista lại liên tục “khóc thét” bởi những pha order đi vào huyền thoại của “thượng đế”…
Nghề Pha chế có thăng hoa nhưng cũng lắm nhạy cảm
Nhiều Bartender và Barista có tiếng cho hay họ từng có những khoảnh khắc thăng hoa với nghề, nhất là khi trình diễn pha chế nghệ thuật, áp dụng những kỹ thuật pha chế đỉnh cao, hay những lần sáng tạo ra một loại thức uống mới, biến tấu nên lối trang trí riêng độc đáo… Nhờ đó, họ sống lâu cùng nghề, nếu không, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” cùng những cám dỗ, thị phi nơi quầy bar sớm đã đẩy họ đi tìm kiếm công việc khác.
Nói như thế để thấy rằng, nghề nào cũng có khó khăn và thử thách. Riêng nghề pha chế thì không thiếu những chông gai. Khách hạnh họe, đòi hỏi vô lý – Khách say sỉn làm bậy – Khách nói lời khiếm nhã – Khách hay đồng nghiệp bán, “chơi” chất cấm rồi rủ rê “thử” cùng – Cả những tai nạn ngoài ý muốn như bể vỡ đồ, trầy xướt cơ thể chỉ vì sơ ý hay khách chọi nhau…
Và những Ác mộng kinh điển khó quên
Khi được hỏi “Ác mộng của Team Pha chế là gì?” trên fanpage với hơn 230.000 follows, đa số là dân trong nghề hay những ai đang quan tâm đến công việc pha chế. Vô vàn các câu trả lời nhận được cơn mưa lượt like và tương tác của những thành viên còn lại. Ms. Smile xin tổng hợp và tạm phân chia thành các nhóm “Ác mộng kinh điển” như sau:
+ Thượng đế và vô vàn pha order quái gỡ
Dù biết “khách hàng là thượng đế” nhưng những thượng đế đặc biệt như thế này thì team pha chế chỉ biết “nuốt lệ vào trong” mà thôi:
- Một đoàn khách 10 người vô gọi 10 ly sinh tố/ nước ép khác nhau
- Khách gọi cappucino cho thêm sữa đặc
- “Lấy cho chị ly cam không đường mà lựa trái ngọt cho chị nhé!”
- “Cho chị chanh tuyết không đá”
- “Cho anh ly café đặc biệt” (nhưng sao là đặc biệt thì anh không nói)
- “Cho cô ly sinh tố bơ làm ngọt chứ đừng chua nghe con. Cô đang bị đau bao tử”
- “Cho em một latte đá art hình thật đẹp vào”
- …
+ … hay những lời đề nghị cợt nhã
- “Mấy giờ thì em tan ca. Đi ăn khuya với anh nhé!”
- "Nhin em "ngon" ghê!"
- "Làm ở đây bao nhiêu 1 tháng vậy em? Đi chơi với anh 1 ngày, anh tặng em chiếc Vespa, chịu không?"
- “Hôm nay chị buồn quá, uống với chị 1 ly!”
- “Hút thứ này đã lắm. Em thử không?”
- “Em có thời gian, có tiền, có xe. Chỉ không có người đi chơi cùng. Làm người yêu em không?”
- “Nếu muốn kiếm thêm, thử giúp anh bán “đồ chơi” cho khách!”
- …
Đề nghị là của khách, đồng ý hay không là quyết định của bạn. Sáng suốt và tỉnh táo trong mọi chuyện để không va vào những tình huống khó xử, tệ hơn là hủy hoại tương lai bản thân, vướng vòng lao lý.
+ Ngay sát giờ đóng ca thì khách ghé
Có “nỗi đau” nào hơn thế khi mà mọi thứ đã được re-setup về hiện trạng ban đầu, chuẩn bị cho ca làm việc mới vì sắp đóng ca thì ôi không, một… hai… có khi cả một đoàn khách bước đến quầy order món. Nguyên team pha chế và phục vụ khóc thầm.
Đây là những chia sẻ thực tế:
- Dọn quầy rửa tất cả, khách vô order ly sinh tố - “Nước ép mới buồn bạn ạ!”, một Bartender tiếp lời.
- Dọn quầy vệ sinh máy, tắt luôn máy cà phê xong khách vô gọi ly espresso
- 23h55 khách vô order ly latte và ngồi trầm ngâm thưởng thức
- Có hôm cầm chìa khóa ra đến cửa thì khách vào
- …
+ Tự thương hại nhan sắc bản thân
Việc thường xuyên tiếp xúc với dao, kéo hay các dụng cụ pha chế sắc nhọn dễ khiến Bartender, Barista trầy xước tay chân, hư hại da, móng. Ngoài ra, dù hiếm nhưng cũng có trường hợp khách chọi nhau làm bể vỡ ly tách, đồ đạc rồi đụng trúng nhân viên. Một số tình huống thực tế được chia sẻ từ dân trong nghề:
- Tỉa tót làm đứt tay và phải vắt 7749 quả chanh, chưa kể rắc muối nữa
- Đứt tay, hư móng, hư da
- Rửa ly nên tay bong da hết
- Rửa 7749 lần không hết mớ ly, tách, muỗng, dĩa; thêm quả ống hút thủy tinh nữa… eo ôi là muốn “lòi con mắt”
- ...
+ Ngày lễ và cảnh tượng luôn tay không ngừng nghỉ
Sẽ không có gì là lạ khi các ngày nghỉ lễ, Tết, cuối tuần lượng khách tại khách sạn, nhà hàng hay các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc, dân Hotelier phải đi làm và làm không ngơi nghỉ. Team pha chế hôm đó chắc chắn sẽ loạn cả lên bởi hàng trăm, nghìn order từ khách. Đồ uống sẵn, bia tươi, cocktail, mocktail, rượu vang, sinh tố, smoothies… đều sẽ được phục vụ. Kết ca, hẳn ai nấy cũng rã rời, mệt mỏi. Chưa kể, những hôm làm đêm, lắc shaker liên tục đến tận sáng mới được nghỉ.
Được ví là nghề “làm dâu trăm họ”, cứ hễ làm việc trong ngành dịch vụ là sẽ phải rèn tinh thần thép để phục vụ đa dạng các thể loại khách. Nếu đang có ý định tìm việc Bartender hay tìm việc Barista, bạn cần tập làm quen với từng “cơn ác mộng” trên để không giật mình bất ngờ rồi phản ứng lại khách. Và, "Suỵt! Nó là bí mật, chỉ được lưu hành nội bộ. Đừng để đến tai khách nhé! Như vậy thì thiếu chuyên nghiệp lắm đấy!"
Ms. Smile
(Thông tin tham khảo từ fanpage Bartender Việt Nam)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên