Đánh bại ứng viên khác bằng kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch có một không hai

MỤC LỤC

Không có ngành nào thu hút nhiều nhân lực như hướng dẫn viên du lịch. Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt này, ứng viên nên trau dồi kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch. Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để hoteljob.vn giúp bạn gỡ rối trong bài viết dưới đây nhé.

Đánh bại ứng viên khác bằng kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch có một không hai
Kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch có một không hai

Chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch?

Để có thể vượt qua tất cả những ứng viên khác và trở thành hướng dẫn viên du lịch được công ty lựa chọn, bạn nên chuẩn bị những điều sau đây:

- Thủ tục hồ sơ xin việc hướng dẫn viên du lịch

Mặc dù ứng viên nộp đơn thông qua mạng xã hội nhưng việc chuẩn bị hồ sơ xin việc hướng dẫn viên du lịch là điều cần thiết, nếu bạn muốn thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉnh chu trong công việc.

- Tìm hiểu thông tin về công ty du lịch

Tìm hiểu tất cả thông tin về công ty du lịch như: Địa chỉ, điện thoại, tên công ty, người liên hệ, hệ thống kênh thông tin đại chúng,... Sau đó, ghi chú lại để dễ dàng tìm đến địa chỉ đúng giờ và hỗ trợ tốt cho quá trình phỏng vấn của hướng dẫn viên du lịch tốt hơn.

- Chuẩn bị bút sổ ghi chú, lựa chọn quần áo phù hợp với hướng dẫn viên du lịch

Để quá trình phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch tốt hơn, ứng viên nên chuẩn bị đầy đủ bút, sổ ghi chú cùng trang phục gọn gàng, nghiêm túc như quần tây, áo sơ mi hoặc áo thun có cổ,...

- Tắt điện thoại hoặc để chế độ rung khi phỏng vấn

Trong quá trình phỏng vấn, bạn nên để điện thoại ở chế độ rung hoặc tắt máy để tránh báo thức, những cuộc gọi khác ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng loại bỏ ứng viên nếu họ nghe điện thoại trong lúc trò chuyện.

- Luyện tập trước những câu hỏi về nghề hướng dẫn viên du lịch

Trước khi phỏng vấn, ứng viên nên chuẩn bị câu trả lời liên quan đến công việc, công ty du lịch hoặc nghề hướng dẫn viên du lịch. Việc thực tập trước sẽ giúp bạn tự tin khi trả lời hơn.

Trong buổi phỏng vấn, hướng dẫn viên nên thể hiện như thế nào?

Để vượt qua cuộc phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch nên thể hiện sự tự tin, lịch sự lễ phép với nhà tuyển dụng. Trước tiên, hãy gửi lời chào thân thiện cùng cảm ơn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.

Trong quá trình trả lời, đừng nên thể hiện sự run sợ bằng cách nói quá nhanh hoặc chậm. Hãy đáp lại câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, đúng trọng tâm vấn đề. Nếu gặp câu hỏi khó, tốt nhất nên xin vài phút để suy nghĩ và trả lời.

Hướng dẫn viên du lịch khi phỏng vấn cũng nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn. Chẳng hạn như ngồi thẳng lưng trên ghế, hạn chế run tay chân, nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, không nên cười vào các thời điểm không thích hợp.

Đánh bại ứng viên khác bằng kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch có một không hai
Trong buổi phỏng vấn, bạn nên trả lời ngắn gọn, súc tích dễ hiểu

Sau buổi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch nên làm gì?

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, hướng dẫn viên du lịch có thể thực hiện một số gợi ý sau đây để dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng như sau:

- Chờ đợi và hỏi thăm về thời hạn trả kết quả

Sau khi phỏng vấn, ứng viên nên hỏi về thời hạn trả lời kết quả rồi kiên nhẫn chờ đợi. Nếu đến ngày đó nhưng vẫn thấy nhà tuyển dụng phản hồi, bạn nên chủ động liên hệ để biết. Tốt nhất nên gửi email thay vì gọi điện thoại trực tiếp.

- Gửi email thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng

Để thể hiện thái độ thân thiện và chuyên nghiệp, ứng viên nên gửi email cảm ơn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn. Bạn có thể viết ngắn gọn về những kinh nghiệm học được, các điều thích thú và lời hẹn chờ đợi phản hồi từ nhà tuyển dụng.

- Kết nối với người phỏng vấn

Có thể người phỏng vấn là cấp trên hoặc đồng nghiệp của bạn, vì thế sau khi phỏng vấn xong, ứng viên nên kết nối và giữ liên lạc với họ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên liên hệ trên trang mạng xã hội liên quan đến công việc thay vì kết bạn tràn lan tất cả các nền tảng kênh truyền thông.

- Điều chỉnh lại tâm lý và chuẩn bị cho những cuộc phỏng vấn khác

Nếu nhận được lời mời phỏng vấn từ các công ty du lịch khác, ứng viên nên biết cách điều chỉnh tâm lý để chuẩn bị tốt cho những lần kế tiếp.

Cơ hội tìm việc hướng dẫn viên du lịch hậu Covid-19?

Trong thời gian qua nước ta chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, phần lớn hướng dẫn viên du lịch đã chuyển sang nghề khác và ổn định cuộc sống. Một số đã không còn muốn quay lại với công việc cũ. Vì thế, thời gian sắp tới, thị trường lao động hướng dẫn viên du lịch sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực lớn. Song song với đó là sự phục hồi ngành du lịch đang ngày càng lớn ở nước ta đánh dấu bước chuyển mình lớn, mở ra hàng nghìn cơ hội việc làm mới cho người lao động.

Cho nên, nếu bạn đang nhen nhóm ý định trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc muốn quay trở lại nghề, đừng ngần ngại chuẩn bị hành trang là kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên trên đây và hồ sơ xin việc đầy đủ để ứng tuyển trong thời gian sắp tới nhé.

Ứng viên có thể tìm kiếm công việc hướng dẫn viên du lịch tại website tìm việc làm, facebook, zalo,... Hoặc trên trang tuyển dụng việc làm hoteljob.vn luôn có nhiều cơ hội việc làm nghề này để bạn tham khảo.

Đánh bại ứng viên khác bằng kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch có một không hai
Hậu Covid-19, nghề hướng dẫn viên du lịch đang có nhiều triển vọng

Một số câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch thường gặp

Nhắc đến kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch, không thể không nhắc tới danh sách những câu hỏi phỏng vấn thường gặp như sau:

- Bạn thích đi du lịch tour hay tự túc? Vì sao?

- Bạn đã từng sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi hay chưa?

- Bạn có những thế mạnh nào để ứng tuyển vào vị trí hướng dẫn viên?

- Trong 5 năm tới, bạn kỳ vọng điều gì ở công ty?

Hãy chuẩn bị câu trả lời trước cho những câu hỏi này để tránh tình trạng ngập ngừng, lúng túng hay không biết nói gì trước mặt nhà tuyển dụng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ý kiến của những hướng dẫn viên tiền bối, đi trước để có thêm kinh nghiệm.

Những câu hỏi tình huống và cách xử lý phổ biến

Kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch phải kể đến những câu hỏi tình huống và cách xử lý phổ biến. Ngay bây giờ, hãy cùng Hoteljob.vn tham khảo một số cách giải quyết gợi ý nhé:

#Đoàn khách đến sân bay không đúng giờ như đã hẹn

+ Cách xử lý:

- Gọi điện đến khách sạn hoặc công ty khách đặt phòng để nói về tình hình chậm trễ của khách, giúp nhân viên sắp xếp chuẩn bị phục vụ khách.

- Nếu thời gian trễ quá lâu, có thể gọi điện về khách sạn hủy bữa ăn hoặc chuyển sang bữa khác.

#Phát hiện cơ quan, tổ chức khác cũng đón khách của bạn, bạn phải làm gì?

+ Cách xử lý:

- Bạn nên hiểu khách hàng không chỉ đi du lịch mà còn có thể kết hợp với kinh doanh, tìm hiểu thị trường hoặc các công việc riêng tư khác.

- Hướng dẫn viên nên khéo léo thống nhất với khách hàng và cơ quan khác về lịch trình. Bạn phải chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động liên quan đến chương trình du lịch mà khách hàng đã đặt. Ngoài ra, các sự kiện khác, khách sẽ tự thương lượng với công ty, tổ chức kia.

- Báo cáo với cấp trên về sự việc.

- Nếu khách hàng đang cảm thấy mệt mỏi, hãy hướng dẫn khách hàng về khách sạn nghỉ ngơi.

- Khách muốn đi của công ty khác hoặc xe tự đặt tùy vào nhu cầu của khách.

- Tránh trường hợp tranh giành khách hàng ngay tại sân bay hay phát sinh rắc rối khác.

#Phát hiện lái xe taxi khác chở khách của bạn về trước

+ Cách xử lý:

- Hướng dẫn viên điện thoại cho khách hàng và trình bày rõ sự thật rồi không trả tiền cho lái xe taxi.

- Gọi điện về công ty để thông báo vụ việc với cấp trên.

#Được phân công tiễn thay đoàn khách vào sáng sớm nhưng lại không biết mặt khách, phải làm thế nào?

+ Cách xử lý:

- Chậm nhất vào tối hôm trước, hướng dẫn viên cần liên hệ với đoàn khách để biết tất cả thông tin như tên tuổi, số phòng, giờ giấc để hẹn cùng những thông tin khác.

- Có mặt sớm tại sân bay để đón khách, kiểm tra số lượng, họ tên cùng các thông tin khác của khách hàng.

#Đoàn khách đã hoàn tất thủ tục trả phòng và rời khách sạn nhưng khách sạn mới báo khách chưa thanh toán tiền ăn uống, bar,... hướng dẫn viên phải làm thế nào?

+ Cách xử lý:

- Thông báo cho khách hàng lịch trình rời khách sạn rồi sắp xếp thời gian thanh toán sớm hơn để hạn chế phát sinh sơ suất.

- Nhắc khách hàng thanh toán những khoản phát sinh ngoài tour.

- Kiểm tra tất cả dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng mà khách hàng đã đăng ký phân chia thành 1 hóa đơn cụ thể hoặc nhiều hóa đơn khác nhau.

- Nếu phát hiện vấn đề chưa giải quyết được, bạn nên kiểm tra và đề nghị với lễ tân khách sạn hoặc nhân viên bộ phận xem xét giải quyết.

- Có thể gọi điện về công ty để xin ý kiến cấp trên về những vấn đề bạn không có thẩm quyền giải quyết hoặc gây phiền phức với bạn.

- ….

Còn nhiều tình huống khác nữa, bạn có thể tham khảo tại những tình huống hướng dẫn viên du lịch thường gặp.

Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch, bạn có thể tham khảo. Mong rằng với các kiến thức tổng quan này, ứng viên đã có thể tích lũy hành trang, chuẩn bị cho vị trí tuyển dụng tốt hơn.

Tìm kiếm việc làm Lữ hành/ Du lịch (HDV, ĐH Tour...) : Xem tại đây

Phương Thảo

Tags:
Đánh bại ứng viên khác bằng kinh nghiệm phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch có một không hai
4.3 (793 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN