Du lịch - Khách sạn chưa bao giờ ảm đảm như hiện tại. Kẻ ở thì ít mà người đi thì nhiều. Nguy cơ thiếu hụt lao động có tay nghề và đạo đức khi mở cửa ngày càng cao. Nhận thấy tính cấp thiết của tình hình, Hoteljob.vn phối hợp cùng fanpage Nghề Khách Sạn tạo seri livestream và viết bài truyền lửa nghề cho nhân sự ngành năm 2022 - kêu gọi các nhà quản lý; người có nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết, đam mê với nghề đăng ký chia sẻ để giữ người tài ở lại.
Đam mê còn, nhiệt huyết chưa giảm thì còn bám nghề
Đến giai đoạn hiện tại chắc thôi không còn cần cập nhật tình hình hay thống kê số liệu cụ thể về ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên ngành dịch vụ du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lưu trú/ khách sạn nói riêng. Bởi mọi thứ đã quá rõ trong khi cập nhật đôi khi không còn chính xác nữa.
Lướt nhanh qua chồng giấy tờ hàng trăm CV tại các khu công nghiệp là thấy, hơn 50% ứng viên trong số này có kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch - khách sạn trước đó 1 năm hơn cho đến vài tháng. Tại sao? – Vì du lịch “chết yểu”, khách sạn đóng cửa, nhân viên mất việc làm => nên họ đổi chỗ, nhảy việc để “sống tiếp”. Bởi: 1 tháng, 2 tháng còn chịu được chứ 6 tháng, rồi cả năm… ai mà gồng nỗi để đợi nghề chứ? Vậy nên, dễ hiểu khi thông tin nhiều cơ sở kinh doanh có thể rơi vào cảnh thiếu hụt lao động lành nghề khi mở cửa đón khách trở lại. Việc tuyển nhân viên mới có thể khả thi nhưng sẽ cần thời gian, nhân lực và chi phí để tổ chức đào tạo kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ nghề.
Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, khi được hỏi: “Có hay không quyết định quay trở lại làm việc trong ngành khách sạn nếu du lịch phục hồi?” - Câu trả lời có nhiều. Người bảo “không” vì tìm được việc làm mới tốt và ổn định. Người nói “có thể” nếu lương và chế độ đủ hấp dẫn. Người chắc nịch “có” vì còn quá yêu và nhớ nghề, làm việc khác lại không cảm thấy vui và hào hứng…
Livestream truyền lửa nghề cho nhân sự ngành: Tại sao không?
Không ít nhà quản lý đau đáu nỗi lo về sự hồi sinh và phục hưng trở lại của nghề. Họ sợ nghề thiếu người giỏi, vắng người có tâm. Vậy nên, ai đam mê còn, nhiệt huyết chưa giảm đều nỗ lực tìm “kế” giữ chân và gọi lại nhân viên được việc cho cơ sở mình. Hoặc chí ít cũng níu tình yêu nghề trong họ lại để khi cần là sẵn sàng sục sôi cống hiến.
Vậy phải làm gì bây giờ?
Hoteljob.vn từng may mắn nhận biên tập cho khá nhiều câu chuyện truyền cảm hứng nghề. Từ những cô cậu sinh viên trẻ tuổi làm nghề vì “tìm mãi không được việc đúng chuyên môn” đến những anh, chị có tuổi vào nghề với “sự bất đắc dĩ” nhưng rồi tìm thấy niềm vui và sự thành công, thăng tiến, phát triển sâu với nghề. Những: Đặng Hải Linh, Nguyễn Bích Nhung, Hoàng Lý Hùng, Phạm Minh Khánh, Nguyễn Hoàng… hay mới đây nhất là Trần Thị Kim Liên: ai cũng tạo dựng được uy tín và có chỗ đứng riêng trong nghề lẫn trong lòng nhân viên từng có cơ duyên làm việc cùng. Phía dưới bài viết, rất nhiều bình luận tự hào về người Sếp tận tâm và nhiệt tình chỉ bảo nhân viên – biết ơn vì được đề bạt để kế tục vị trí của Sếp tiếp tục duy trì và phát triển bộ phận… Cứ thế, bài nào, nhân vật nào cũng truyền cảm hứng, tạo động lực yêu và làm nghề to lớn.
Tiếp nối thành công đó, lại đang cảnh tình yêu nghề lung lay với nhiều người bởi sinh kế, Hoteljob.vn mong muốn truyền tiếp và truyền thật mạnh mẽ niềm đam mê, sự nhiệt huyết để thổi bùng lên ngọn lửa yêu nghề trong tâm thức của mỗi Hotelier đang vì lý do bất khả kháng nào đó mà tạm bỏ nghề tìm việc làm tạm. Tuy nhiên, để câu chuyện cảm hứng thực tế và gần gũi, thêm tính hiệu quả và tương tác cao, website cần những nhà quản lý, người có nhiều kinh nghiệm, giàu đam mê và nhiệt huyết đăng ký tổ chức những buổi livestream hay chia sẻ câu chuyện nghề thú vị của mình trên fanpage Nghề Khách Sạn, nơi hiện có hàng trăm nghìn nhân sự trong ngành like và tham gia tương tác mỗi ngày.
Để đăng ký livestream, vui lòng liên hệ hotline: 091 949 0330 ngay hôm nay nhé!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên