MỤC LỤC
Từ khi xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 không chừa một ai, thậm chí ngày càng cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường việc làm toàn quốc. Và dù ghi nhận tình hình tích cực hơn ở quý III, cho thấy dấu hiệu phục hồi nhẹ nhưng vẫn chưa thể khôi phục lại trạng thái ổn định như cùng kỳ năm trước.
31,8 triệu lao động mất việc làm, giãn việc, giảm thu nhập…
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý III, cả nước có đến 31,8 triệu lao động (trong tổng số 54,6 triệu người) từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, phải giãn việc, giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, giảm thu nhập…
Cụ thể, khoảng 68,9% người bị giảm thu nhập - gần 40% giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên - 14% buộc phải tạm nghỉ việc do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đáng chú ý là, khu vực dịch vụ lại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (với 68,9% lao động bị ảnh hưởng; tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với khoảng 66,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27%) khi mà các nhóm ngành như hàng không, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí từ lao đao đến gần như tê liệt hoàn toàn. Không khách hàng, không thu nhập, mọi hoạt động ngưng trệ khiến không ít doanh nghiệp dù lớn mạnh về quy mô, vững kinh tế cũng khó mà gượng nỗi - kéo theo hàng triệu lao động đang ổn định việc làm bỗng chốc điêu đứng.
Đến hiện tại, dù dịch bệnh tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát, các hoạt động dần được khôi phục trở lại trong tâm thế “bình thường mới” nhưng liệu rằng, tình hình có khả quan hơn?
Covid đã ảnh hưởng đến việc làm như thế nào?
Mọi nỗ lực hồi phục nhanh nền kinh tế, ổn định việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động gần như chiến bại do đợt tái bùng phát dịch hồi cuối tháng 7 vừa qua tại Đà Nẵng. “Dịch chồng dịch” đã tác động mạnh mẽ đến tình hình lao động, việc làm trên cả nước. Và dù ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong quý III (sau khi chạm mức giảm sâu kỷ lục ở quý II) nhưng thực tế, các chỉ số về lao động - việc làm - thu nhập vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.
Dễ thấy nhất là lượng truy cập vào các website việc làm của Santa Việt Nam (đơn vị đã có hơn 15 năm hoạt động trong ngành với 2 hệ sinh thái Du lịch và Việc làm, gồm nhiều website chuyên ngành uy tín nhất), thống kê từ tháng 4/2020 đến nay. Cụ thể:
=> Lượt truy cập vào Hoteljob (việc làm khách sạn, nhà hàng & du lịch) giảm 30% và đến giờ vẫn chưa tăng trở lại; chứng tỏ chưa có nhiều cơ hội việc làm mới và/ hoặc nhiều nhân sự nghề này đã chuyển sang ngành nghề khác
=> Lượt truy cập vào Tuyển Công Nhân (việc làm nhà máy, khu công nghiệp) giảm khoảng 20% nhưng có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục tăng nhanh; chứng tỏ các nhà máy, xí nghiệp bắt đầu tuyển trở lại và nhận thêm nguồn lao động từ ngành khách sạn, dịch vụ chuyển sang.
=> Lượt truy cập vào Grabviec (việc làm cho lao động tự do) tăng gần gấp đôi (100%) ngay sau dịch Covid; chứng tỏ xu thế tìm việc tạm, việc làm ngắn hạn của các ngành nghề khác, đặc biệt là ngành khách sạn, du lịch.
Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhân sự ngành khách sạn như thế nào?
Rời đi để tìm cơ hội mới?
Dù rằng số lao động mất việc vẫn ở mức cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại không tăng nhiều. Điều này cho thấy, nhiều người đã rời khỏi thị trường lao động vì những lý do nhất định mà có thể hoặc không trở lại làm việc nữa. Nhiều ngành nghề vì thế mà mất lao động có tay nghề, có chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ giỏi. Doanh nghiệp tái phục hồi cần thời gian, kinh phí và nhân lực đào tạo lại, đào tạo mới nguồn lao động trong đợt tuyển mới.
Tuy nhiên, nó cũng là minh chứng cho thấy những nỗ lực vượt qua khủng hoảng bước đầu đã có khởi sắc. Số lao động tìm được việc nhiều hơn và kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện ở quý IV với thời điểm Tết Nguyên đán nhờ các hoạt động tiêu dùng được đẩy mạnh, sản xuất kinh doanh cũng trở nên nhộn nhịp hơn, thị trường lao động sẽ có nhiều tín hiệu khả quan…
Rõ ràng, dịch bệnh xuất hiện nằm ngoài mong đợi của tất thảy người dân trên toàn cầu, khiến mọi dự định ngắn, trung và dài hạn của nhiều lao động bị gãy gánh. Mất việc, giảm thu, đời sống kinh tế chật vật, stress tinh thần và nhiều vấn nạn khác chắc chắn sẽ cần thời gian và giải pháp hợp lý để “chữa lành”.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên