Mặc dù tỷ lệ phần trăm công suất phòng là một số liệu phổ biến được sử dụng trong toàn ngành khách sạn nhưng các chiến lược gia doanh thu cho biết đây không phải là yếu tố quan trọng nhất để tập trung vào việc tối đa hóa doanh thu.
Nhưng tại sao công suất phòng không phải là số liệu để tập trung vào? Trong một số tài liệu phân tích, các nhà quản lý doanh thu khách sạn nói rằng công suất phòng cao sẽ dẫn đến chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn.
Cách tính công suất phòng khách sạn
Chúng ta hãy thử điều đó cho một khách sạn 100 phòng:
- Công suất 80 phần trăm với $100 mỗi đêm/ phòng:
- 80 x $100 = $8.000
- CPOR = $20 (CPOR = Cost per Occupied Room)
- 80 x $20 = $1.600
- $8.000 - $1.600 = $6.400 lợi nhuận
- Công suất 100 phần trăm với $80 mỗi đêm:
- 100 x $80 = $ 8.000
- CPOR = $20
- 100 x $20 = $2.000
- $8.000 - $2.000 = $6.000 lợi nhuận
Trong 365 ngày, đây là khoản chênh lệch 146.000$ lợi nhuận.
Công suất phòng có phải là số liệu bắt buộc để tâp trung vào tối đa hóa doanh thu?
Một điều khác cần lưu ý nếu bạn đang thực hiện chiến lược công suất phòng cao về lâu dài, bạn sẽ có nhiều chi phí hơn nữa liên quan đến việc bảo trì, làm mới lại. Có vài khách sạn, thực tế, sau một thời gian chạy khách đoàn, với công suất khá tốt 85 – 90%, tuy nhiên doanh thu thực mang lại không cao, đồng thời chỉ trong vòng 2 năm, một khách sạn hoàn toàn mới đã xuống cấp nghiêm trọng, việc sử dụng chi phí cho tái đầu tư và bảo trì chắc chắn là khá lớn.
Vậy để giải quyết bài toán này, các khách sạn nên làm như thế nào?
Để chuyển từ đặt phòng số lượng lớn sang đặt phòng có lợi nhuận cao, các khách sạn nên xem xét chuyển dịch chiến lược kinh doanh hỗn hợp.
Việc tăng giá bình quân trên tất cả các phân khúc là một bước đi đúng hướng, nhưng đây là một bài toán tổng thể và chi tiết, cần được theo dõi hàng ngày, hàng tuần và có chiến lược định hướng cụ thể ngay từ khi xây dựng kế hoạch kinh doanh đầu năm, có thể nói rằng nó là một bản phối hoàn chỉnh cho ngành công nghiệp khách sạn.
Đơn giản chúng ta có thể thấy thay vì bán cho một đoàn với mức giá ROH 400,000đ để lấp đầy 60 phòng thì chúng ta chỉ cần bán 40 phòng với mức giá 600,000đ. Mình không đánh giá về việc khách đoàn hay khách lẻ, nhưng chúng ta cần cân nhắc và lựa chọn chính xác khách hàng mục tiêu cho khách sạn của mình.
Xin chắc chắn rằng việc tăng giá không phải lúc nào cũng là câu trả lời, mà thay đổi chiến lược với sự pha trộn mới là chìa khóa. Chúng ta hãy thử xem một ví dụ sau đây về một khách sạn 100 phòng với tỷ lệ lấp đầy 75% mà không thay đổi công suất hoặc tăng giá. Thay vào đó, phân khúc kinh doanh được thay đổi:
- Phân khúc 1: 20 phần trăm booking là giá $200 ADR
- Phân khúc 2: 60 phần trăm là giảm giá ở mức $150 ADR
- Phân khúc 3: 20 phần trăm là nhóm ở mức $160 ADR
Nếu 10 phần trăm booking được chuyển từ phân khúc 2 về phân khúc 1 và ADR hoặc công suất phòng không thay đổi, khách sạn sẽ kiếm được:
+ $136.875 doanh thu hàng đầu
+ $5 ADR
+ $3,75 trong RevPAR
Như vậy, rõ ràng, điều quan trọng là phải biết tiềm năng nhu cầu theo phân khúc/ kênh. Bạn không thể thay đổi công việc kinh doanh của mình nếu bạn không biết mình đang thiếu cái gì.
Bạn có thể bay dưới radar và thổi bay sự cạnh tranh của đối thủ bởi vì họ không thể xác định được chiến lược kinh doanh của bạn và họ chỉ nghĩ đơn thuần rằng bạn sẽ tăng giá, giảm giá hoặc phụ thuộc theo công suất phòng.
(Nguồn: Bryan Nguyễn)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên