“Commis chef” là thuật ngữ phổ biến trong bộ phận bếp. Vậy bạn có biết Commis chef là gì? Kinh nghiệm làm Commis chef là như thế nào? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này!
Commis chef là gì?
Commis chef hay còn gọi là phụ bếp, là vị trí công việc đầu tiên dành cho những người mới vào nghề chưa có kinh nghiệm trong bộ phận bếp. Commis chef sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của đầu bếp tại bộ phận bếp trong nhà hàng hoặc các cơ sở ăn uống.
Ảnh nguồn Internet
Chia sẻ kinh nghiệm làm Commis chef
Phụ bếp là vị trí công việc được đánh giá là vất vả nhất trong bộ phận bếp, như kiểu “gọi dạ bảo vâng”. Bạn phải làm hầu như tất cả mọi chỉ dẫn, yêu cầu của đầu bếp phụ trách mình hoặc các đầu bếp khác. Nhưng để “leo” tới những cấp bậc cao hơn, phụ bếp phải thực sự quyết tâm theo đuổi nghề, phải lao động hết mình, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn, từ đó tìm kiếm cơ hội để bước lên những vị trí cao hơn.
Sau đây, Hoteljob.vn xin chia sẻ kinh nghiệm làm phụ bếp của một đầu bếp nổi tiếng đã từng trải qua khoảng thời gian “cực nhọc nhưng đáng giá” (cảm nhận của chính người trong cuộc) vào thời điểm làm phụ bếp của mình:
1. Học thuộc lòng vị trí của vật dụng và nơi để thực phẩm
Trong bếp, phụ bếp gần như là “người hầu” của tất cả đầu bếp cấp trên. Việc “sai” bạn lấy dao, chảo, thớt, kéo, đĩa,…hay bất kì thứ gì khác trong quá trình phụ bếp chính là công việc của bạn. Vì vậy, để công việc được trôi chảy, đồng thời tạo ấn tượng tốt cho cấp trên, điều đầu tiên cần làm là học thuộc lòng vị trí của vật dụng và nơi để thực phẩm.
Quan sát một lượt thật chậm, thật kĩ vị trí của chúng rồi ghi nhớ vào não bộ, đảm bảo “kêu đâu – có đó” ngay. Hoặc nếu trí nhớ của bạn không được tốt lắm, xin phép các anh chị bếp khác được chụp ảnh lại để về nhà học dần. Đây cũng là cách rất hay để vừa ghi nhớ bài, đáp ứng công việc, vừa thể hiện bạn là người cầu tiến.
2. Học thuộc tên gọi và nhận biết các thực phẩm
Hãy nhớ rằng, mỗi nhà hàng sẽ có một kiểu menu “bắt mắt” khác nhau nên món ăn trong đó cũng sẽ có tên gọi không trùng nhau. Có thể nguyên liệu chế biến, cách chế biến hay thậm chí là cách trình bày, trang trí hoàn toàn giống nhau nhưng mỗi đầu bếp sẽ có một cách “cảm” riêng cho “đứa con tinh thần của mình”, từ đó mà tên gọi cũng có thể sẽ không giống nhau. Là người phụ cho bếp chính, bạn phải biết với tên gọi món ăn đó thì cần phải chuẩn bị những loại thực phẩm nào, để khi bếp chính cần, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng ngay với tốc độ nhanh, lập tức và chính xác.
3. Học và nhớ tên các món ăn
Như đã phân tích ở phần 2 trước đó, việc học, nhận biết và nhớ tên các món ăn là cực kì quan trọng. Thực ra, tên món ăn không quá khó nhớ đâu. Thông thường mỗi người sẽ có một cách ghi nhớ riêng. Như mình, mình thường hình dung, liên tưởng món ăn đó đến một hình ảnh quen thuộc hàng ngày hoặc ghi nhớ thành phần chính của món ăn rồi học thuộc tên để dễ phân biệt, đồng thời cũng sẽ rất có lợi cho mục đích của phần 2 trên đây.
Ảnh nguồn Internet
4. Học cách sơ chế và trình bày thực phẩm
Phụ bếp là công việc phụ giúp đầu bếp chính tại một số công đoạn để hoàn thành món ăn nhanh hơn, trong đó có khâu sơ chế rồi trình bày thực phẩm. Để ý thật kỹ, thật chú tâm, nhớ rõ món này thì cần chuẩn bị cái gì, thực phẩm này thì phải sơ chế ra sao, món kia trình bày như thế nào,…để khi cần có thể tự tin thực hiện dứt khoác và hiệu quả hơn. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho vị trí đầu bếp sau này. (Nên nhớ, ghi vào sổ tây tất cả những điều không nhớ rõ để có thể học lại bất cứ khi nào, ở đâu nếu cần nhé!)
5. Ham học hỏi và có tinh thần làm việc tập thể
Làm việc tại bất kì một bộ phận nào cũng cần nêu cao tinh thần làm việc nhóm. Bếp cũng vậy. Là một phụ bếp, bạn cần phải có tinh thần làm việc tập thể hơn nữa trong việc phối hợp với các nhân viên khác để hoàn thành công việc. Hòa đồng, vui vẻ, ham học hỏi và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp là phẩm chất cần thiết của một phụ bếp. Hãy mạnh dạn hỏi để có thể học hỏi được nhiều hơn!
6. Tự tin, quyết tâm, đam mê và kiên kì
Tuy là công việc phụ nhưng cũng cần phải thực sự tự tin. Đừng tự ti vì chẳng ai giỏi ngay khi mới bắt đầu. Con đường đi đến bếp trưởng sẽ không xa nếu bạn tự tin, quyết tâm, đam mê và kiên trì.
Ảnh nguồn Internet
Các Đầu bếp chuyên nghiệp nhận định rằng, 2 năm là khoảng thời gian trung bình mà một phụ bếp cần trải qua để có thể tự tin đứng bếp. Đó không phải là quá dài nhưng nếu không có sự quyết tâm, đam mê và kiên trì thì chắc chắn bạn sẽ chán nản và bỏ cuộc mà thôi. Hãy nghĩ rằng, chỉ cần cố gắng, mọi nỗ lực sẽ được đền đáp!
Xem thêm: Nghề đầu bếp ở Việt Nam: điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên