MỤC LỤC
Từ đầu năm nay, thị trường khách sạn nước ta xuất hiện 2 cái tên mới là OYO và RedDoorz – làm sôi động phân khúc chuỗi khách sạn bình dân tại Việt Nam. Điều đáng nói là những thương hiệu này phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng cũng làm dấy lên nhiều điều băn khoăn…
Bạn biết gì về RedDoorz hay OYO?
► OYO là gì? RedDoorz là gì?
OYO Hotels là startup đặt phòng - thương hiệu khách sạn của Ấn Độ được thành lập bởi Ritesh Agarwal vào năm 2013 - khi đó chỉ mới 19 tuổi.
RedDoorz Hotels cũng là thương hiệu khách sạn của Ấn Độ do Amit Saberwal sáng lập vào tháng 10/2015.
Cả OYO và RedDoorz đều hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, tập trung vào phân khúc khách sạn 3 sao xuống. OYO - RedDoorz sẽ phụ trách về phần sales - Marketing, tư vấn về quản lý - nhân sự - bán hàng - chăm sóc khách hàng thông qua các nền tảng công nghệ và kiểm soát chất lượng cho khách sạn hợp tác; còn chủ đầu tư vẫn là người quản lý chính. Các bên này đều có hệ thống booking online riêng cho nên có thể xem OYO - RedDoorz là “con lai” giữa thương hiệu và OTA.
► OYO - RedDoorz và những con số
Với thị trường thế giới, sau 6 năm, OYO tuyên bố đang cung cấp hơn 850.000 phòng tại hơn 800 thành phố của 80 quốc gia, có gần 23.000 khách sạn mang thương hiệu và tự nhận là chuỗi khách sạn lớn thứ 3 thế giới.
Mặc dù mới chỉ “chào sân” thị trường Việt Nam một thời gian ngắn, nhưng hiện tại OYO đã có 90 khách sạn, nhà nghỉ nhượng quyền tại: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Quốc. Và đặt mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ mở rộng hoạt động ra 10 thành phố với hơn 20.000 phòng độc quyền.
OYO đặt mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ có 20.000 phòng khách sạn tại Việt Nam (Ảnh nguồn Internet)
Là startup của Ấn Độ, nhưng vì không có lợi thế đi tiên phong như OYO nên RedDoorz chủ yếu hoạt động tại thị trường Đông Nam Á: Indonesia, Philippines, Singapore và hiện đã có mặt tại Việt Nam. Ban đầu, RedDoorz có 40 khách sạn ở Tp. Hồ Chí Minh và trong năm 2019 dự định nâng tổng số khách sạn lên con số 200 bằng việc mở rộng ra thêm 3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và Vũng Tàu.
Việt Nam là thị trường thứ 4 của RedDoorz (Ảnh nguồn Internet)
► Tăng trưởng nóng - đi kèm với băn khoăn về chất lượng dịch vụ?
Những số liệu trên đây cho thấy OYO hay RedDoorz đang có tốc độ phát triển rất nhanh tại thị trường Việt Nam. Sở dĩ những thương hiệu này có thể “chạy nhanh” như thế là nhờ vào nền tảng công nghệ - nhân sự IT đều là người Ấn, mạnh về sales, có nguồn Marketing và quỹ đầu tư lớn. Thế nhưng, việc tăng trưởng nóng về số lượng đó đang vấp phải những lời than rằng:
Đây là những bình luận được ghi nhận từ một Group có tiếng của nghề khách sạn, xen lẫn cũng có ý kiến khen nhưng cảm nhận không tốt vẫn chiếm số đông. Lý giải cho điều này, một Nhà quản lý trong ngành nhận định: “Vốn dĩ RedDoorz hay OYO - bản chất đều rất tốt, chỉ có điều cách họ vào thị trường đang không đúng như định hướng ban đầu họ làm, hơn nữa sao ở chúng ta chưa đúng sao theo phân khúc, nên OYO hay RedDoorz đều có thể vào 4 sao mà thực chất là 3 sao hay 2 sao, điều này không thể tránh được…”
Và việc OYO đang bị phản đối ngay tại quê nhà vì dịch vụ kém chất lượng, không uy tín càng làm dấy lên lo ngại liệu rằng “chất lượng dịch vụ sẽ đi về đâu” khi ngày càng nhiều khách sạn tại Việt Nam treo biển thương hiệu này. Thêm vào đó là câu hỏi cuộc chiến giá có thực sự công bằng?
Chính việc tập trung vào thị trường ngách riêng - phân khúc giá rẻ - đánh vào giá cả, cho nên chuỗi khách sạn của các thương hiệu vẫn không ngừng được mở rộng tại Việt Nam. Tất nhiên, chúng ta không thể đánh đồng OYO cũng như RedDoorz bởi mỗi thương hiệu có một “con đường riêng”. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng phát triển “lượng” mà không đi kèm với “chất” thì liệu rằng “chắc có bền lâu”?
Câu trả lời cho những vấn đề này không chỉ nằm ở cách thức quản lý – vận hành của chính chủ sở hữu khách sạn – mà còn ở sự kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ của chính thương hiệu…
Bên cạnh đó, khi hợp tác với nhiều khách sạn mang thương hiệu của mình - đưa lên bán trên hệ thống đặt phòng online riêng thì OYO hay RedDoorz cũng đang tạo ra thế cạnh tranh với các kênh OTA khác như: Airbnb, Booking, Agoda… Như thế, thị trường khách sạn tại Việt Nam sẽ càng sôi động với nhiều diễn biến khó đoán… và bên nào biết tự thay đổi để thích ứng với bối cảnh mới thì sẽ “sống lâu – sống tốt”.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên