MỤC LỤC
Bạn đã bao giờ nghe đến cụm “close out” trong ca làm việc? Bạn hoang mang chưa hiểu close out là gì - tại sao phải close out vì là nhân viên mới? Tham khảo ngay chia sẻ dưới đây của Hoteljob.vn để giải đáp thắc mắc.
Close out có thể coi là thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng thường xuyên trong môi trường kinh doanh khách sạn. Hiểu chính xác close out là gì - tại sao phải close out - close out khi nào sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn.
Close out là gì?
Close out dịch sang tiếng Việt có nghĩa là đóng lại, ngừng sử dụng hay kết thúc cái gì đó.
Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, close out được hiểu là việc đóng phòng, ngưng không bán phòng/ loại phòng nào đó vì mục đích nhất định để phù hợp với điều kiện hay tiềm năng kinh doanh thực tế.
Tại sao khách sạn nên Close out?
Không giống như đóng phòng, ngừng kinh doanh vì phòng có vấn đề về chất lượng, close out giúp khách sạn kinh doanh tốt hơn, tức hỗ trợ tăng doanh thu hiệu quả hơn. Đây được xem là chiến lược kinh doanh “thức thời” của không ít cơ sở lưu trú để phù hợp với thị trường ở thời điểm đó.
Ngoài ra, đóng phòng vì áp dụng chiến lược close out chỉ trong một khoảng thời gian, giai đoạn nhất định, sau đó sẽ mở bán - nhận khách trở lại nên không ảnh hưởng gì đến ngân sách chi cho việc sửa chữa, nâng cấp nếu phòng hỏng, có vấn đề.
Khách sạn Close out phòng khi nào?
Không ít cơ sở lưu trú cho close out phòng vào các dịp cao điểm hoạt động trong năm, nhất là mùa du lịch, dịp lễ hội lớn, đợt tổ chức các sự kiện quan trọng, quy mô lớn… Khi đó, các khách sạn sẽ chạy chương trình close out: tạm đóng các loại phòng phân khúc giá thấp để tập trung bán, đẩy mạnh doanh số bán các phòng phân khúc giá cao hơn để đẩy mạnh doanh thu.
Tuy nhiên, nhiều nhân viên mới sẽ thắc mắc tại sao khách sạn phải close out phòng trong khi phòng không vấn đề gì - mở bán sẽ đa dạng sự lựa chọn cho khách đặt, bởi tâm lý của nhiều khách thường muốn chọn dịch vụ giá thấp để tiết kiệm chi phí. Suy nghĩ này không sai nhưng lại quá thiển cận. Các nhà quản trị doanh thu có đủ tư duy và sự nhạy bén để đánh giá thị trường, dự đoán nhu cầu để đưa ra chiến lược tức thời hiệu quả, chớp lấy thời cơ, tận dụng triệt để cơ hội khách quan từ bên ngoài (vào các dịp đặc biệt tập trung đông lượng khách tiềm năng như trên) để kinh doanh bán phòng hiệu quả. Do đó, thay vì bán dàn trải mọi loại phòng của khách sạn, sao không mạo hiểm (có tính toán) đóng phòng giá thấp, tập trung bán phòng giá cao để tăng doanh thu!
Tính khả thi ở đây chính là: thường ngày, các hạng phòng VIP, phòng có giá cao hơn sẽ ít được khách hàng lựa chọn vì với những ai thuê phòng chỉ để nghỉ tạm qua đêm, không quá đề cao chất lượng phòng ốc - hay khách muốn thuê dài hạn thì việc bỏ ra một khoản tiền khá lớn là hơi phí, không cần thiết - vì thế, đa phần nhóm khách hàng này chọn phòng nghỉ giá tầm trung đến thấp. Tuy nhiên, vào các đợt cao điểm, khi nhu cầu đặt phòng tại nơi khách sạn đang kinh doanh tăng cao, nhiều cơ sở lưu trú trong tình trạng cháy phòng thì khả năng cao khách sẽ chấp nhận bỏ thêm một khoản (chấp nhận được) để thuê được phòng, tham gia vào các sự kiện, lễ hội tại đó hay đi du lịch. Lúc này, khách sạn dĩ nhiên sẽ bán được phòng, doanh thu nhờ thế mà tăng cao.
Nên Close out loại phòng nào?
Phân tích đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc thêm là: “Vậy nên close out loại phòng nào, mở bán loại phòng nào?”
Với kinh nghiệm thực tế, nhiều nhà quản lý cho hay, Standard và Superior là 2 loại phòng nên close out vì có giá thấp nhất trong phân khúc giá của hầu hết các khách sạn - Dluxe và Suite sẽ là 2 loại phòng được tập trung đẩy mạnh để bán nhiều nhất có thể.
Xin nhắc lại một lần nữa, close out là một trong những chiến lược kinh doanh thông minh và thức thời, được các nhà quản trị áp dụng vào các thời điểm hoạt động kinh doanh nhộn nhịp. Tuy nhiên, mọi dự tính đều có thể có rủi ro. Do đó, hiểu close out là gì - tại sao nên áp dụng close out - thời điểm áp dụng close out khi nào… sẽ giúp bạn tính toán, cân nhắc trước khi ra quyết định có thực hiện hay không.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên