Bạn đang xây cao hay báng bổ “đạo đức nghề” trong ngành khách sạn?

“Tôi có nên đánh đổi XX năm làm nghề vì XX tỷ không?”- có người vừa đặt câu hỏi vậy cho những ai tỏ ra nghi ngờ về giá trị, đạo đức của họ. Dù trong cuộc sống hay công việc, đạo đức là yếu tố cực kỳ quan trọng, đánh giá phẩm chất của một con người. Vậy, với ngành khách sạn nói riêng, bạn đang xây cao hay báng bổ “đạo đức nghề” của mình?

đạo đức nghề trong ngành khách sạn

“Tôi không làm nghề bất chấp đúng - sai, được - mất!”

Mới đây, mạng xã hội truyền tay nhau một đoạn chia sẻ của chị Đ.T.H.H về chữ Hiếu trong cuộc sống hiện đại. Tôi đồng cảm nhưng lại suy nghĩ nhiều về đạo đức nghề (dẫu chỉ được nhắc đến vài dòng, chóng vánh và không mấy nổi bật).

------

đạo đức nghề trong ngành khách sạn
(Nguồn: Báo Tuổi trẻ)

------

Theo chị H, làm ngân hàng, điều tối kỵ nhất là xiết nhà con nợ khi nó thế chấp vay mà không trả được tiền lúc đến hạn. Có gì đó bất nhẫn và thất đức. Bởi mỗi món vay là một số phận con người. Thay vì bất chấp chạy theo doanh số rồi nhắm mắt làm ngơ hỗ trợ vay vốn trong khi thấy rõ điều bất hợp lý, thiếu tiềm năng của khoản vay (như câu chuyện trên), hãy đặt cái Tâm thiện vào công việc, đề cao giá trị của cái gọi là “đạo đức nghề”. Tư vấn kỹ, giải thích sâu, đưa ra những được - mất, lợi - hại của sự việc rồi đề xuất phương án khả thi hơn để người đối diện cân nhắc, lựa chọn… Như thế mới khiến lương tâm nghề không hổ thẹn.

đạo đức nghề trong ngành khách sạn

Với Ngành Khách Sạn, đạo đức nghề là gì?

Ngẫm từ đó qua ngành khách sạn, có nhân sự nào chợt nhận ra, bản thân lâu nay chưa từng định nghĩa rõ ràng và thành hình “đạo đức nghề” của mình không? Có chăng chỉ là sự mù mờ tự ý thức mình phải phục vụ thế này, tỏ thái độ thế kia, suy nghĩ và làm việc sao cho hạn chế vi phạm lỗi, được khách khen, cấp trên ghi nhận, đồng nghiệp yêu mến… như thế là “được việc”?

Như thế không sai nhưng không khác kiểu đối phó là mấy. Kiểu như làm vì trách nhiệm, vì giá trị (phần thưởng) nhận lại thay vì gieo đam mê, sự nhiệt huyết và khát khao cống hiến với nghề vào đó- để mỗi ngày đi làm là một ngày vui.

Vậy theo bạn, đạo đức nghề trong ngành khách sạn là gì?

>>Đó là:

+ Nếu là Lễ tân

- Là chăm chút cho vẻ bề ngoài của bản thân, cũng là “mặt tiền” của khách sạn, chắc chắn lúc nào trông cũng tươi tắn, duyên dáng và đầy sự tự tin

- Là khéo léo thuyết phục khách nâng hạng phòng để nhận được nhiều tiện nghi dịch vụ hơn thay vì check-in buồng hạng liền dưới có giá thuê không chênh là bao. Dĩ nhiên, tư vấn phù hợp với khả năng chi trả của khách.

- Là sẵn sàng nói “không” với những yêu cầu vô lý hay lời mời gọi thiếu tự trọng của khách hàng.

- Là vui vẻ giới thiệu “khách bình dân” sang thuê phòng bình dân, tại khách sạn bình dân ngay đối diện cổng khách sạn, để dịch vụ nhận được đạt chuẩn trong khi chi phí bỏ ra không quá khả năng tài chính.

- …

đạo đức nghề trong ngành khách sạn

+ Nếu là Bartender

- Là nói “không” khi khách say mềm nhưng một hai đòi order thêm 1 ly bruichladdich X4

- Là sẵn sàng ra tay hỗ trợ đồng nghiệp nữ hay khách yếu thế đứng trước nguy cơ bị xàm xỡ bằng lời nói hay hành động tại quầy bar

- Là nói “không” khi khách lôi kéo đi vào con đường phạm pháp như bán hàng cấm, bay lắc, đua xe sau giờ làm hoặc tổ chức mại dâm, cá cược…; sẵn sàng báo cấp trên và cơ quan chức năng khi phát hiện vụ việc

- Không vì chút tiền bỏ túi riêng mà cắt xén bớt lượng rượu mạnh khi pha chế hay tráo đồ uống bán sẵn từ ngoài vào quầy bar

- …

+ Nếu là Phục vụ

- Là luôn tỉnh táo và tập trung khi tiếp nhận order, chuyển order hay phục vụ món, đảm bảo không nhầm bàn, nhầm món, không đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt của khách

- Không “cấu kết” với thu ngân, bar, bếp để gian lận hóa đơn, lấy tiền đút túi riêng

- Không trốn việc để ăn vụng

- Không bỏ vị trí khi chưa được sự đồng ý của cấp trên

- Không tỏ thấy độ, cãi tay đôi với khách

- Không cố upsell hay cross sell số lượng món, món vượt quá sức ăn của khách, bàn khách, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh mâu thuẫn với khách

- …

đạo đức nghề trong ngành khách sạn

+ Nếu là Bếp

- Là nấu ăn bằng cả nghiệp vụ và tâm hồn, đặt tình yêu và trách nhiệm vào món ăn

- Tuyệt đối không cắt xén nguyên liệu, không sử dụng nguyên liệu bẩn, hết hạn sử dụng, kém chất lượng để phục vụ

- Hết lòng chỉ dạy “đệ tử”, truyền nghề bằng cái tâm thiện, không cạy chức, cạy thâm niên mà “đì”, mà áp bức người mới

- …

+ Nếu là Houseekeeping

- Là trung thực tuyệt đối khi dọn phòng, báo cáo tài sản để lại của khách nếu có cho bộ phận liên quan

- Là làm tốt công việc dọn phòng, sử dụng đồ dùng sạch, đạt tiêu chuẩn để vệ sinh thay vì cẩu thả, làm ẩu cho xong, dùng khăn mặt lau lavabo hay chỉ vuốt ga thẳng vì thấy giường không mấy bẩn và lộn xộn

- Là không “ngồi lê đôi mách” nhiều chuyện chuyện của khách

- Không tận dụng tài sản công để làm việc riêng, như: ngủ trên giường khách, xem tivi trong phòng khách, dùng đồ dùng trong phòng khách để phục vụ nhu cầu cá nhân…

- …

+ Nếu là Bellman/ Doorman

- Là có ý thức trách nhiệm hỗ trợ khách khuân vác hành lý từ xe đón vô quầy làm thủ tục, và (hoặc) lên phòng nghỉ thay vì mang tư tưởng “vòi tiền” khi làm xong việc mà vẫn cứ nấn ná tại cửa đợi nhận Tip.

- Là niềm nở với mọi khách hàng thay vì chỉ hồ hởi với khách VIP, khách có khả năng cao sẽ tip mà hằn học, thờ ơ với khách bình dân

- Là sẵn sàng hỗ trợ các bộ phận khác khi cần thay vì mang tư tưởng: “đó chẳng phải việc của mình, không cần bận tâm”

- …

đạo đức nghề trong ngành khách sạn

+ Đạo đức nghề chung cho dân ngành

- Là luôn chú tâm vào công việc, bớt làm việc riêng, hướng đến sự hài lòng cao nhất của “thượng đế”

- Minh bạch trong mọi vấn đề liên quan đến tiền, không bao giờ hình thành tư tưởng “ăn chặn” tiền chi của khách sạn hay khách hàng, hoặc “ăn bớt” tiền tip với đồng nghiệp

- Không để cảm xúc cá nhân chi phối và ảnh hưởng đến thái độ làm việc hay chất lượng công việc. Khi khoát lên mình bộ đồng phục ngành, bạn chính là “đại sứ thương hiệu” của doanh nghiệp đó, người góp phần tạo dựng hình ảnh và độ nhận diện tốt đẹp nhất cho doanh nghiệp

- Tuyệt đối giữ bí mật thông tin của khách, không bàn tán, nhỏ to, không đăng đàn hình ảnh hay thông tin gây bất lợi cho khách lên mạng xã hội

- Sẵn sàng và vui vẻ giúp đỡ khách khi cần, giải đáp các thắc mắc của khách về nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ của khách sạn

- Sẵn sàng bảo vệ đồng nghiệp, lên tiếng bảo vệ danh dự của bản thân nếu cảm thấy bị xúc phạm

- Cũng hết sức bình tĩnh, kiềm nén cảm xúc cá nhân để không gây nên những hệ lụy nghiêm trọng, vượt quá khả năng xử lý nội bộ

- …

Khi được hỏi “Thứ giá trị hơn cả tiền khi làm nghề khách sạn là gì?”, nhiều Hotelier đồng tình với comment: “theo ngành 7 năm rồi và luôn thích cảm giác làm khách hàng hài lòng, rồi nhận được feedback 5*”. Thế mới thấy, còn đó rất nhiều dân ngành có tâm với nghề. Họ yêu và nỗ lực làm đẹp hơn hình ảnh người làm dịch vụ. Có chăng, những vấn nạn, sự cố chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, cần nghiêm túc lên án và loại trừ, để ngành luôn sạch và văn minh, nơi nhân viên làm nghề bằng đạo đức, trách nhiệm và tình yêu…

- từ Thy.

(Ảnh nguồn Internet)

Sai lầm lớn nhất của người làm dịch vụ là đặt CÁI TÔI ngông vào công việc

Tags:
Bạn đang xây cao hay báng bổ “đạo đức nghề” trong ngành khách sạn?
4.0 (460 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN