MỤC LỤC
Nhiều lần đi phỏng vấn trong tâm thế phấn khởi nhưng kết quả nhận lại vẫn là số không. Lý do nào khiến nhân viên lễ tân trượt phỏng vấn dù thấy bản thân mình không quá tệ? Đừng bỏ qua những nguyên nhân mà Hoteljob.vn chia sẻ dưới đây.
Trượt phỏng vấn một lần không sao, nhưng nếu nhiều lần vẫn thế thì có lẽ bạn cần xem lại bản thân mình. Có thể, 5 lý do khiến các nhà tuyển dụng đánh trượt bạn là đây.
Không đáp ứng tiêu chuẩn ngoại hình
Nhân viên lễ tân là bộ mặt quan trọng trong mỗi khách sạn. Đây là một trong những ngành nghề có yêu cầu cao về ngoại hình. Từ vẻ ngoài, dáng đi cho đến giọng nói, tất cả đều là yếu tố góp phần tạo nên ấn tượng khi mọi người lần đầu đến với khách sạn. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên mà nhà tuyển dụng đặt ra đối với nhân viên lễ tân bao giờ cũng là “Ngoại hình ưa nhìn”. Nếu chẳng may chiều cao bạn khiêm tốn một chút, trang phục ngày đi phỏng vấn lại không phù hợp, hay tác phong không gọn gàng thì việc bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng là chuyện bình thường.
Yếu kỹ năng giao tiếp
Thật nhàm chán nếu bạn ngồi yên chờ nhà tuyển dụng bắt đầu mọi thứ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn, nhân viên lễ tân nên là người chủ động giao tiếp, mở chuyện. Bởi mỗi ngày, bạn sẽ phải tiếp xúc với hàng trăm lượt khách ra vào khách sạn. Nếu bạn rụt rè, thiếu tự tin thì công việc sẽ gặp khó khăn rất nhiều.
Để ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần có sự tương tác hai chiều. Đôi khi ứng viên chỉ chăm chú vào câu trả lời mà quên đi ánh nhìn hoặc không chú ý lắng nghe sẽ khiến cuộc trò chuyện không còn tự nhiên. Nhiều người vì quá lo lắng nên mỉm cười một cách gượng gạo, ấp úng, làm bầu không khí căng thẳng. Từ đó dẫn đến buổi phỏng vấn không được thành công như những gì bạn mong muốn.
Khả năng xử lý tình huống kém
Ở vị trí nhân viên lễ tân, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm tiếp nhận mọi yêu cần, phàn nàn của khách. Có những tình huống bất ngờ nằm ngoài dự tính, bắt buộc bạn phải khéo xử lý vấn đề. Ví dụ như khách đòi check in sớm hơn giờ quy định của khách sạn, khách yêu cầu phục vụ thức ăn vào lúc nửa đêm… Lúc này, bạn sẽ phải khéo léo xử lý tình huống, làm dịu lòng khách hàng mà không phải đảo lộn bộ máy hoạt động của khách sạn.
Vì vậy, trong những lần phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra nhiều tình huống khó khăn, thử thách độ nhạy bén của nhân viên lễ tân tương lai. Bạn cần bình tĩnh phân tích vấn đề để có được câu trả lời trọn vẹn. Nếu bạn tỏ ra bối rối thì thang điểm đánh giá sẽ bị tụt hạng.
Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế
Thật tệ hại nếu bạn tìm việc làm lễ tân mà trình độ ngoại ngữ lại không cao. Với công việc phải thường xuyên giao tiếp cùng du khách quốc tế, yếu tố ngoại ngữ quyết định bạn có đảm nhiệm được vị trí nhân viên lễ tân hay không. Nhiều nhà tuyển dụng có thể không quá coi trọng ngoại hình nhưng lại cực kỳ chú ý đến khả năng ngoại ngữ. Bởi nếu bạn không thể giao tiếp với người nước ngoài thì không ai có thể giúp bạn làm thay công việc này mỗi ngày.
Chưa đạt yêu cầu về mặt nghiệp vụ
Một số nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên lễ tân hoặc bằng cấp nghiệp vụ khách sạn. Bởi nhiệm vụ của lễ tân không chỉ đơn thuần dừng lại ở Check in, Check out, giao chìa khóa cho khách, còn có hàng tá vấn đề như tư vấn, giới thiệu dịch vụ, phối hợp với bộ phận Kinh doanh, Buồng phòng, giải quyết công việc phát sinh hàng ngày… Vậy nên, ứng viên có kinh nghiệm ở vị trí nhân viên lễ tân sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Nếu nghiệp vụ của bạn chưa sâu, hãy chú trọng đầu tư vào 4 yếu tố còn lại, biết đâu cơ hội sẽ đến.
Sai lầm ngớ ngẩn có thể làm bạn mất đi cơ hội ứng tuyển quý báu, do đó nếu muốn nhanh chóng tìm được việc làm như ý muốn - đừng mắc phải những lý do Hoteljob.vn chia sẻ trên đây nhé...
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên