MỤC LỤC
Có đến khoảng 60% dân số trên toàn thế giới bị chảy máu cam ít nhất 1 lần trong đời. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu không đúng cách, chính người thực hiện đang đẩy nạn nhân vào tình trạng tệ hơn buộc phải nhập việc cấp cứu. Bạn là nhân viên khách sạn - nhà hàng và gặp phải vị khách bị chảy máu cam? Bạn làm gì để sơ cứu khẩn cấp đảm bảo an toàn?
Chảy máu cam là gì? Tại sao bị chảy máu cam?
Chảy máu cam hay còn được gọi là chảy máu mũi là tình trạng xuất huyết ở mũi xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương. Nguyên nhân có thể do:
- Mũi bị tổn thương nhẹ do dùng tay hay vật nhọn ngoáy gây trầy xước bên trong
- Mũi bị chấn thương mạnh do bị va đập trực tiếp với vật hoặc bề mặt cứng
- Bị mắc các bệnh về rối loạn đông máu hay cao huyết áp
- Bị viêm đường hô hấp
- Thời tiết khô nóng khiến mũi thiếu ẩm và các mạch máu bên trong dễ bị vỡ
- Bị lệch vách ngăn mũi
- Mắc dị vật ở đường thở gây chảy máu và xuất hiện cả mủ
- Các trường hợp không rõ nguyên nhân khác
Việc sơ cứu khi bị chảy máu cam không đúng cách rất có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp dẫn đến nghẹt thở và tử vong. Trường hợp chảy máu cam do chấn thương thì có thể gây tổn hại dịch não tủy hoặc tệ hơn là nhiễm trùng hộp sọ.
Ai thường bị chảy máu cam?
Câu trả lời là bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi hay giới tính, nghề nghiệp. Tuy nhiên, thường gặp và chiếm tỉ lệ cao hơn vẫn là trẻ em (khách nhí trong khoảng 2-10 tuổi trong nhà hàng, khách sạn). Gặp trường hợp này, thông thường, các bé sẽ hoảng sợ, quấy khóc - bố mẹ hay người lớn đi cùng thường rối nên xử lý sai cách, gây mất an toàn cho sức khỏe nạn nhân. Do đó, nhiệm vụ của nhân viên là xin phép thực hiện các bước sơ cứu khi khách bị chảy máu cam đúng cách và an toàn.
Các cách xử lý sai lầm khi bị chảy máu cam
Dưới đây là một số sai lầm trong sơ cứu khi bị chảy máu cam mà rất nhiều người cứ tưởng thực hiện đúng, hóa ra lại sai:
- Dùng tay bóp mũi và ngửa đầu ra phía sau
Rất nhiều người đã và đang áp dụng điều này khi bản thân hoặc người khác bị chảy máu cam. Tuy nhiên, đây là hành động sai lầm và có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như hiệu quả sơ cứu ngay tại chỗ. Bởi, hành động đó sẽ khiến máu chảy ngược xuống cuống họng - qua lỗ thông khí có thể dẫn đến sặc máu, nghẹt thở hoặc tệ hơn, nếu nạn nhân nuốt lại phần nước cam đang chảy ra thì khi xuống dạ dày sẽ gây buồn nôn, ói mửa, ngộ độc...
Cũng tuyệt đối không được dùng tay bóp mũi vì nghĩ sẽ ngăn máu chảy ra làm ngừng quá trình chảy máu cam. Sai nhé. Điều đó chỉ khiến máu chảy ra nhiều hơn và làm tăng nguy cơ chảy ngược vào cuống họng.
- Nhét bông hay gạc vào bên trong mũi
Không ít người tìm và nhét ngay bông hay gạc, thậm chí giấy ăn tại bàn để cầm máu (vì họ nghĩ như thế). Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích cách làm này bởi hầu hết chúng đều không đảm bảo vô khuẩn, khi tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc bên trong mũi sẽ rất dễ gây nên nhiễm trùng.
Sơ cứu khi khách bị chảy máu cam đúng cách và an toàn
Khi gặp trường hợp khách của khách sạn - nhà hàng bị chảy máu cam, bạn hãy:
- Trấn an tinh thần của khách rồi hướng dẫn khách từ từ ngồi xuống bề mặt bằng phẳng (tư thế ngồi sẽ giúp áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, máu không chảy thêm)
- Hơi cúi đầu khách về phía trước và dùng ngón tay ấn chặt vào phần cánh mũi đang chảy máu rồi giữ cố định như thế ít nhất 5-10 phút (nhắc nhở khách thở bằng miệng). Lưu ý: nếu chỉ chảy 1 bên thì ấn 1 bên cánh mũi thôi nhé - chảy cả 2 thì dùng ngón cái và ngón trỏ sẽ đạt hiệu quả cầm máu cao hơn
- Dùng khăn giấy hay bông sạch thấm đi phần máu bị chảy ra ngoài, tuyệt đối không đưa giấy hay bông vào sâu bên trong mũi
- Khi máu đã ngừng chảy thì đặt một túi đá nhỏ trên mũi để giảm cảm giác đau và giảm sưng rồi để nạn nhân nghỉ ngơi trong trạng thái tĩnh. Tuyệt đối không ngoáy hay xì mũi trong vài giờ sau khi bị chảy máu cam.
- Cần đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ khi:
+ Đã thực hiện đầy đủ và đúng các bước trên nhưng máu vẫn không ngừng chảy và kéo dài hơn 10 phút, lượng máu chảy nhiều
+ Nạn nhân bị ngất hoặc choáng váng
+ Bị chảy máu mũi sau một chấn thương hay va chạm mạnh vào vùng mũi, đầu, mặt...
+ Nạn nhận cảm nhận hoặc thậm chí nếm thấy máu trong cổ họng, kể cả khi máu đã ngừng chảy
+ Chảy máu mũi kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, nôn hoặc sốt cao
+ Trẻ dưới 2 tuổi bị chảy máu mũi
+ Chảy máu trong khi tình trạng sức khỏe không tốt hoặc sử dụng thuốc đặc trị cố định
Hy vọng với hướng dẫn chi tiết về cách sơ cứu khi khách bị chảy máu cam được Hoteljob.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp nhân viên khách sạn - nhà hàng thao tác hoặc hướng dẫn người nhà nạn nhân, thậm chí là chính nạn nhân thao tác đúng cách, giảm thiểu những tình huống xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bị.
Tham khảo thêm chuỗi series xử lý tình huống khẩn cấp trong khách sạn - nhà hàng như:
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên