MỤC LỤC
Không phải ngẫu nhiên mà tờ New York Post (Mỹ) đã xếp hạng Việt Nam là cái tên đầu tiên nằm trong danh sách 12 quốc gia tốt nhất dành cho người hưu trí.
Việt Nam được xếp hạng đầu tiên trong top 12 quốc gia tốt nhất dành cho người hưu trí
► Sự trở lại của những người cựu binh Mỹ
John Rockhold là một cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Trong đợt tuyển quân năm 1971, Rockhold bốc trúng số 12 và đăng ký vào hải quân sau khi tốt nghiệp trung học.
Kết thúc sự nghiệp quân ngũ, ông trở thành nhà thầu quốc phòng - chủ yếu làm việc tại châu Phi. Năm 1992, Rockhold trở lại Việt Nam theo một chương trình hỗ trợ những người tị nạn kinh tế. Đến năm 1995, ông quyết định định cư tại Việt Nam - cũng là năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Năm 2009, John Rockhold kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông thích “quê vợ” đến mức: “Mẹ tôi khi đó đang ở Santa Maria (California, Mỹ) đến dự đám cưới tôi và bị tôi thuyết phục nên đã quyết định ở lại Việt Nam sinh sống. Bà sống cùng gia đình tôi đến năm 2015 thì qua đời, thọ 94 tuổi”.
John Rockhold hiện đang sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh
Người đàn ông Mỹ 66 tuổi này hiện đang sống cùng vợ và 2 con (9 tuổi, 10 tuổi) trong một căn hộ giá khoảng 250.000 USD mua vào năm 2011. Căn hộ nằm ở tầng 20 của một tòa nhà view nhìn ra sông Sài Gòn, rộng 170m2 - gồm 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm và có ban công riêng.
Rockhold cho biết: “Chi phí sinh hoạt ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với Mỹ, hiếm khi vượt quá 2.000 USD/ tháng, kể cả thuê đầu bếp và người dọn dẹp. Phần lớn người Việt sinh sống cùng tòa nhà ra đời sau chiến tranh, dù biết tôi từng là lính Mỹ tham chiến nhưng họ vẫn cư xử cực kỳ thân thiện, vui vẻ. Bên cạnh đó, hệ thống y tế của Việt Nam tiến bộ nhanh chóng và chi phí cũng không quá đắt đỏ. Hiện có khoảng ⅕ dân cư trong tòa nhà gia đình tôi sinh sống đều là người nước ngoài.”
Ở tuổi hưu trí, Rockhold vẫn đang bận rộn với công việc kinh doanh nhập khẩu gas tự nhiên hóa lỏng. Và tham gia dự án từ thiện giúp cung cấp năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình thu nhập thấp. “Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng 30 năm sau có thể sở hữu một vài thứ ở Việt Nam.” - John Rockhold chia sẻ.
Với Michael Gormalle là một câu chuyện khác. Ông là cựu trung sĩ lục quân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Năm 2008, Gormalle trở lại Việt Nam làm giáo viên tiếng Anh tình nguyện cho các trường trung học phổ thông nông thôn. Năm 2014, ông bắt đầu tham gia giảng dạy Đại học. Dù từng là hiệu trưởng một trường ở thành phố Pittsfield lớn nhất quận Berkshire trong tiểu bang thịnh vượng chung Massachusetts - Hoa Kỳ nhưng ở độ tuổi xế chiều, Michael Gormalle quyết định đến Việt Nam tham gia dạy học để “tỏ lòng tôn trọng với lính Mỹ và người Việt đã thiệt mạng trong chiến tranh”.
Thực tế cho thấy, sau năm 1975, nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại Việt Nam để tìm kiếm sự tha thứ và hòa giải. Và giờ đây, nhiều người tìm đến Việt Nam như một chốn an dưỡng tuổi già bởi các lý do: giá nhà không quá đắt, chi phí y tế dễ chịu và mức sống ngày một nâng cao.
Xã hội an ninh và tình hình chính trị ổn định cũng là yếu tố khiến Việt Nam được nhiều người Mỹ chọn làm nơi sinh sống tuổi nghỉ hưu
Hiện chưa có một thống kê chính xác nào cho biết số lượng người Mỹ về hưu đang sinh sống tại Việt Nam. Một số người làm visa du lịch một năm, số khác ở lại một, hai mùa và cũng có nhiều người đủ điều kiện định cư lâu dài khi kết hôn với công dân người Việt.
Ở Mỹ, đặc biệt là tại New York, California - chi phí sinh hoạt đắt đỏ đã khiến nhiều người lớn tuổi nước này tìm đường ra nước ngoài sinh sống. Các quốc gia Đông Nam Á - đặc biệt là Việt Nam đang là điểm đến thu hút với nhiều người Mỹ trong độ tuổi nghỉ hưu.
► Cần có chính sách visa riêng dành cho người hưu trí nước ngoài
Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan - Philippines - Malaysia - Indonesia là các quốc gia đã có chính sách visa hưu trí, trong khi Việt Nam chưa có. Chính điều này khiến nhiều người dù rất yêu Việt Nam, muốn đến nghỉ hưu nhưng đã phải cân nhắc lại vì không yên tâm chuyện thị thực.
Thực tế đang có một sự “cạnh tranh ngầm” giữa các quốc gia ASEAN trong chính sách thu hút người hưu trí nước ngoài đạt tiêu chí phù hợp. Họ phải là người có thu nhập ổn định, không tham gia hoạt động phi pháp - gây bất ổn chính trị, xã hội - không tiền án tiền sự. Và một trong những điều kiện quan trọng là người nước ngoài phải chứng minh đạt được mức thu nhập trung bình tối thiểu: Philippines - 800 USD/tháng, Indonesia - 1.500 USD/ tháng, Thái Lan - 2.000 USD/tháng, Malaysia - 2.200 USD/tháng. Quy định thu nhập này giúp đảm bảo họ có thể sống tốt mà không trở thành gánh nặng với địa phương sở tại.
Ở Philippines - người nước ngoài thu nhập tối thiểu 800 USD/tháng mới được cấp thị thực hưu trí
Để thị thực hưu trí trở thành nguồn thu ngoại tệ tốt cho ngân sách quốc gia thì điều quan trọng cần làm là kiểm soát chặt chẽ quy trình rà soát, thẩm tra và cấp thị thực. Và Việt Nam muốn hiện thực hóa chính sách thị thực hưu trí này cần có sự phối hợp mật thiết giữa cơ quan quản lý di trú với đại sứ quán, lãnh sự quán các quốc gia. Nếu có chính sách tốt - tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài phù hợp đến Việt Nam nghỉ hưu sẽ giúp mang lại cho nước ta một nguồn lợi kinh tế không nhỏ.
Như ở Hội An hiện nay là thành phố thu hút khá nhiều người cao tuổi từ Mỹ, Úc, Canada và các nước châu Âu đến nghỉ hưu, nghỉ dưỡng. Có những khu phố, xóm ở Hội An có tới ½ là người nước ngoài sinh sống. Họ hòa nhập vào cuộc sống thường ngày như những người dân bản địa. Ngoài chi tiêu, họ còn là nguồn chất xám, cung cấp nhiều kinh nghiệm - giải pháp hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, phát triển du lịch bền vững song hành cùng bảo tồn văn hóa cho chính quyền thành phố. Và họ đồng thời chính là “đại sứ” du lịch Việt Nam với bạn bè thế giới.
► Và những điều cần cải thiện
Theo chia sẻ của những người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Việt Nam, để thu hút khách du lịch quốc tế cũng như người nước ngoài hưu trí, nước ta cần cải thiện nhiều điều:
Vẫn biết “Nhập gia phải tùy tục” nhưng nếu tục chưa văn minh thì sửa đổi để tốt hơn mỗi ngày cũng là điều nên làm.
Ms. Smile
(Theo Los Angeles Times)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên