Vì đâu Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt,... vắng bóng trong xếp hạng điểm đến thân thiện nhất Việt Nam?

Booking.com vừa công bố giải thưởng thường niên Traveller Review Awards 2023, danh sách những điểm đến thân thiện nhất ở Việt Nam để giúp du khách có được trải nghiệm tốt nhất về mức độ hiếu khách, sự thân thiện, qua đó mang tới trải nghiệm du lịch thực sự đáng nhớ.

Theo đó, top 10 thành phố, địa phương thân thiện nhất Việt Nam 2023 do Booking.com bình chọn gồm: Phong Nha (Quảng Bình), Ninh Bình, Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên – Huế), Mai Châu (Hòa Bình), Tuy Hòa (Phú Yên), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Đồng Hới (Quảng Bình), Cát Bà (Hải Phòng), Sa Pa (Lào Cai)

Top 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam

Bình chọn được mở từ ngày 1-12 năm trước và kéo dài đến ngày 30-11 của năm sau. Mọi bình luận sau khi đăng tải đều không được phép chỉnh sửa dưới bất kỳ hình thức nào. Các tiêu chí bình chọn dựa trên việc cung cấp dịch vụ, giá trị nhận lại từ chi phí bỏ ra, lòng hiếu khách... Thứ hạng các điểm đến dựa trên tỉ lệ cơ sở lưu trú nhận giải thưởng trên tổng cơ sở kinh doanh ở nơi đó.

Khi bảng xếp hạng vắng những cái tên lớn

Kết quả của xếp hạng trên dựa vào gần 240 triệu nhận xét, đánh giá từ du khách, chuyên gia qua Booking.com. Việc các tên tuổi lớn trong thị trường du lịch Việt Nam như Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc,... không xuất hiện trong danh sách này cũng là điều cần suy ngẫm.

Theo số liệu thống kê năm 2022, lượng khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh là 30 triệu lượt khách, Hà Nội đón 18,7 triệu lượt, Đà Lạt 7 triệu lượt khách, Phú Quốc là 4,7 triệu lượt,.... Trong khi một số địa điểm trong bảng xếp hạng có lượng khách khiêm tốn hơn, như Huế đón 2 triệu lượt, Hội An là 1,5 triệu lượt, Mai Châu (Hòa Bình) với 524 nghìn lượt khách, Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 380 nghìn lượt,... Điều này cho thấy rằng, bảng xếp hạng trên không hề chịu ảnh hưởng của lượng khách nhiều hay ít . Sau đại dịch Covid-19, nhiều người có xu hướng lựa chọn đi du lịch ở những nơi gần hơn, dễ dàng di chuyển, có nhiều giá trị nghỉ dưỡng về sức khỏe, về tinh thần là chủ yếu. Họ quan tâm đến các vấn đề an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ cho tất cả các hoạt động dịch vụ của các khách sạn, nhà hàng, quán bar, phương tiện vận chuyển,....  Và những cái tên trong danh sách đang đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, đem đến cho họ những trải nghiệm tốt, sự hài lòng nhất định. 

Vậy tại sao những địa điểm nổi tiếng, có lượng khách du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc,.... lại đứng ngoài? Vì họ thiếu thân thiện chăng? Những câu hỏi này sẽ khó có thể tìm được câu trả lời chính xác nhất. Nhưng rõ ràng có rất nhiều vấn đề mà những người làm du lịch, các cấp ban ngành cần quan tâm để cải thiện môi trường du lịch, quan tâm hơn đến nhu cầu và cảm nhận của du khách. Bởi xây dựng môi trường du lịch thân thiện là cơ sở để phát triển nền du lịch bền vững trong tương lai.

Top 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam

Đội ngũ nhân viên thân thiện và cởi mở là bí quyết cho sự hài lòng của du khách   

Khi đánh giá về mức độ hài lòng đối với các yếu tố khác nhau mà cơ sở lưu trú cung cấp, du khách Việt chấm điểm cao nhất dành cho đội ngũ nhân viên thân thiện (8,9), sau đó là sự thoải mái (8,7), sạch sẽ (8,7), vị trí (8,7). Giá trị nhận lại từ mức chi tiêu tại cơ sở lưu trú (8,6) tiếp tục thăng hạng trong thang điểm quan tâm của du khách, cùng với các dịch vụ đi kèm cung cấp bởi cơ sở lưu trú (8,5).

Cải thiện môi trường du lịch không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần được cải thiện từng ngày, với sự góp sức của từng cấp, ngành, địa phương, đơn vị cộng đồng, cho đến mỗi người dân. Làm thế nào để các quy tắc ứng xử văn minh du lịch “thấm nhuần” và trở thành nếp sống của từng cá nhân chứ không chỉ là vỏ bọc trong kinh doanh. 

Việc trau dồi kiến thức, tư tưởng, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch cũng là vấn đề bức thiết cần quan tâm. Để làm được điều đó, người quản lý có thể tổ chức các chương trình đào tạo nhân viên định kỳ, thường xuyên theo dõi phản ánh của du khách, quan sát nhân viên để điều chỉnh kịp thời những thái độ ứng xử chưa đúng, ….

Đối với một số thị trường đặc biệt, cần có chiến dịch phổ biến đến những người làm du lịch về đặc tính văn hóa, thói quen của từng vùng, miền, đất nước để họ hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa của du khách. Từ đó, có cách ứng xử phù hợp, mang đến sự hài lòng cao từ du khách.

“Going green” trong ngành khách sạn - Là trào lưu hay đã trở thành xu hướng 

Ms. Smile

Tags:
Vì đâu Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt,... vắng bóng trong xếp hạng điểm đến thân thiện nhất Việt Nam?
4.5 (125 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN