Trong kinh doanh, Up-selling là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Vậy bạn có biết Up-selling là gì? Hãy cùng Hoteljob.vn tìm hiểu thuật ngữ ngày cũng như những điều cần biết về nghệ thuật Up-selling trong khách sạn.
Ảnh nguồn Internet
Up-selling là gì?
Trong lĩnh vực kinh doanh, Up-selling là hình thức bán hàng gia tăng, người bán sẽ thuyết phục khách hàng mua những mặt hàng - gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách có mức giá đắt hơn để tăng doanh thu. Điều cốt lõi ở đây chính là khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Với lĩnh vực khách sạn, mọi sản phẩm – dịch vụ đều có thể Up-selling.
Nghệ thuật Up-selling trong khách sạn
Các nhà quản lý khách sạn luôn khuyến khích nhân viên nên áp dụng nghệ thuật Up-selling trong việc bán các sản phẩm, dịch vụ đến cho khách hàng. Điều này sẽ giúp khách sạn gia tăng được doanh thu, lợi nhuận mà không tốn bất cứ nguồn lực tài chính nào.
Nhân viên đặt phòng, lễ tân, phục vụ nhà hàng, Bartender… là những vị trí công việc thường xuyên thường xuyên tiếp xúc với khác hàng nên sẽ có nhiều cơ hội sử dụng hình thức Up-selling.
Ảnh nguồn Internet
Bạn muốn tìm hiểu thêm: Cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên lễ tân khách sạn?
Khi khách Walk-in đến đặt thuê phòng trực tiếp tại quầy lễ tân mà chưa có thông tin gì về các loại phòng, mức giá thì nhân viên lễ tân có thể áp dụng bán phòng Up-selling cho khách. Sau khi đã giới thiệu các loại phòng với mức giá từ cao xuống thấp, nhân viên có thể khéo léo trò chuyện để biết thêm những thông tin về chuyến đi của khách để tư vấn chọn phòng có gói dịch vụ phù hợp. Ví dụ sau khi giới thiệu phòng, khách tỏ ý muốn đặt phòng loại phòng Superior, nhưng khi biết khách có nhu cầu muốn ngắm cảnh đẹp của thành phố vào ban đêm, nhân viên có thể đưa ra gợi ý và thuyết phục khách chọn loại phòng Deluxe có ban công với view đẹp hơn, thoáng hơn. Và tất nhiên loại phòng Deluxe này sẽ có mức giá đắt hơn cho với phòng Superior khách đã chọn ban đầu.
Hay khi một vị khách bước vào quầy bar khách sạn và yêu cầu Bartender pha 1 ly rượu whisky. Mặc dù đã gọi nhưng vị khách này vẫn lướt xem menu thức uống, khi ấy nhân viên pha chế có thể gợi ý khách dùng một ly cocktail có pha rượu whisky với hương vị rất đặc biệt, rất đáng dùng thử.
Ảnh nguồn Internet
Khi thuyết phục khách sử dụng những sản phẩm – dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn thì không chỉ khách sạn được lợi mà khách hàng cũng được thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Để áp dụng nghệ thuật Up-selling thành công, điều cốt lõi là nhân viên phải cho khách hàng thấy được lợi ích mà họ được hưởng, càng cho khách thấy càng nhiều lợi ích mà họ được hưởng thì khả năng thuyết phục khách mua sản phẩm – dịch vụ sẽ càng cao.
Không chỉ lúc đặt phòng hay lưu trú tại khách sạn mà cả khi khách chuẩn bị rời đi, nhân viên cũng có thể Up-selling được. Khi thực hiện việc check-out, lễ tân sẽ hỏi những cảm nhận của khách về kỳ nghỉ tại khách sạn, nếu khách mong muốn được tận hưởng những dịch vụ tốt hơn, nhân viên có thể đưa ra những gợi ý về những dịch vụ hấp dẫn hơn để khách có thể lựa chọn cho những lần lưu trú tiếp theo.
Xem thêm: Check-in là gì? Check-out là gì? Những điều cần biết về check- in, check-out
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên