MỤC LỤC
Nếu câu hỏi: “Từ nhân viên, làm thế nào để lên Sup trong khách sạn – nhà hàng?” là quan tâm của khá nhiều nhân viên trong nghề thì với những ai đã là giám sát – chắc chắn sẽ mong muốn được thắng tiến lên cao hơn. Bài viết này, Hoteljob.vn sẽ giúp bạn tìm lời giải cho thắc mắc: “Từ Sup, làm thế nào để lên Trưởng bộ phận?”.
Bạn hiện đang là Supervisor và mong muốn thắng tiến lên Trưởng bộ phận?
► Lộ trình thăng tiến trong nghề khách sạn – nhà hàng
Lộ trình thăng tiến trong nghề khách sạn sẽ đi theo từng vị trí – cấp bậc cụ thể, từ Giám sát - bạn có thể thăng tiến thẳng lên làm Trưởng bộ phận hoặc có thể trải qua giai đoạn làm Trợ lý – Assistant.
► Các vị trí Trưởng bộ phận trong khách sạn – nhà hàng
Tương ứng với mỗi bộ phận phân theo chức năng trong khách sạn sẽ cần có một người đứng đầu – đó chính là Trưởng bộ phận. Trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú - ẩm thực quy mô lớn, sẽ có các vị trí Trưởng bộ phận sau:
- Trưởng bộ phận lễ tân
- Trưởng bộ phận F&B
- Trưởng bộ phận buồng phòng
- Trưởng bộ phận bếp (Bếp trưởng)
- Trưởng bộ phận giải trí
- Trưởng bộ phận IT
- Trưởng bộ phận kỹ thuật
- Trưởng bộ phận an ninh
- Trưởng phòng Sales – Marketing
- Trưởng phòng nhân sự
- Trưởng phòng Tài chính – kế toán…
► Quyền lợi được hưởng của Trưởng bộ phận trong khách sạn – nhà hàng
Không tính khối văn phòng (Sales, Kế toán, Nhân sự…) – các Trưởng bộ phận khối phục vụ khách trong khách sạn – nhà hàng được hưởng những quyền lợi sau:
- Chủ yếu làm việc theo khung giờ hành chính, không phải làm ca kíp (trừ trường hợp tiếp đón những đoàn khách VIP quan trọng mới phải làm việc ngoài giờ).
- Có phòng làm việc riêng
- Hưởng mức lương cao, có thể lên đến nghìn đô mỗi tháng.
- Hưởng mức service charge cao hơn với chức vụ là Trưởng bộ phận.
► Từ Sup, làm thế nào để lên Trưởng bộ phận trong khách sạn – nhà hàng?
- Điều kiện về bằng cấp
Theo tiêu chuẩn quốc qua TCVN 4391:2015 về xếp hạng sao khách sạn, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ - ngoại ngữ của các Trưởng bộ phận cũng là một tiêu chí quan trọng để khách sạn được công nhận hạng sao. Theo đó, với khách sạn:
Hạng 2 sao |
Hạng 3 sao |
Hạng 4 sao |
Hạng 5 sao |
* Trưởng các bộ phận: + Tốt nghiệp sơ cấp nghề (lễ tân, buồng, bàn) trở lên hoặc có chứng chỉ nghề du lịch quốc gia; trường hợp có chứng chỉ sơ cấp nghề khác phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. + 01 năm kinh nghiệm trong nghề. + Sử dụng được tin học văn phòng |
* Trưởng các bộ phận: + Tốt nghiệp trung cấp nghề (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) hoặc chứng chỉ nghề quốc gia + 02 năm kinh nghiệm trong nghề + Sử dụng tốt tin học văn phòng
|
*Trưởng các bộ phận: + Tốt nghiệp cao đẳng nghề (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) hoặc chứng chỉ nghề quốc gia + 02 năm kinh nghiệm trong nghề + Sử dụng tốt tin học văn phòng
|
* Trưởng các bộ phận: + Tốt nghiệp cao đẳng nghề (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) hoặc chứng chỉ nghề quốc gia + 03 năm kinh nghiệm trong nghề + Sử dụng tốt tin học văn phòng
|
* Trưởng lễ tân: + Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 2 KNLNNVN |
* Trưởng lễ tân: + Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN
|
* Trưởng lễ tân: + Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN
|
* Trưởng lễ tân: + Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN
|
|
* Trưởng nhà hàng: + Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN
|
* Trưởng nhà hàng: + Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 3 KNLNNVN
|
* Trưởng nhà hàng: + Biết 01 ngoại ngữ thông dụng tương đương bậc 4 KNLNNVN
|
(KNLNNVN – là Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam)
Như vậy, để được thăng tiến lên làm Trưởng bộ phận trong các khách sạn được xếp hạng sao, bạn cần phải đáp ứng được các tiêu chí về bằng cấp trên đây.
Xem quy định chi tiết về khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam: Tại đây
- Kiến thức – kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp
Hội tụ đầy đủ kiến thức – kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp là điều kiện vô cùng quan trọng để bạn có thể đủ sức đảm đương vai trò và thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu 1 bộ phận. Những vấn đề mà nhân viên cấp dưới không thể hoặc không đủ thẩm quyền giải quyết đều được báo cáo lên cho Trưởng bộ phận. Gặp những “ca khó” như thế, người TBP cần phải thực sự am hiểu về mặt chuyên môn, nắm vững các tiêu chuẩn nghiệp vụ thì mới có thể xử lý “nhanh – gọn và êm đẹp” các tình huống phát sinh.
Mô tả công việc Trưởng bộ phận lễ tân của các khách sạn
Mô tả công việc Trưởng bộ phận nhà hàng trong các khách sạn – nhà hàng
Để có được những kiến thức – kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp này, trong quá trình làm Supervisor/ Trợ lý – bạn cần chủ động quan sát và chịu khó học hỏi từ cấp trên của mình. Một số khách sạn có chương trình đào tạo Trưởng bộ phận, nếu thể hiện mình là nhân tố có tiềm năng – bạn hoàn toàn có thể được chọn để tham gia khóa đào tạo như thế này. Hoặc đăng ký tham gia khóa học về Trưởng bộ phận từ một đơn vị uy tín cũng là cách giúp bạn trang bị cho mình những “điều kiện cần” để nhanh chóng thăng tiến hơn trong nghề.
- “Thời cơ chín muồi”
Thời cơ chín muồi chính là khi bạn có đủ bằng cấp và sở hữu kiến thức – kỹ năng và kinh nghiệm làm nghề cần thiết. Có một Nhà quản lý khách sạn đã từng chia sẻ rằng: nếu muốn thăng tiến nhanh trong nghề khách sạn, hãy giúp đỡ người sếp của mình thăng tiến lên cao hơn – khi đó, vị trí sếp để lại là dành cho bạn.
Hoặc nếu cảm thấy mình đã đủ khả năng để làm Trưởng bộ phận nhưng không tìm thấy cơ hội ở nơi đang làm việc thì hoàn toàn có thể lựa chọn cách “nhảy việc” để tìm việc làm Trưởng bộ phận ở một môi trường mới. Bên cạnh những khách sạn – nhà hàng tuyển Trưởng bộ phận yêu cầu phải có kinh nghiệm ở vị trí tương đương, cũng có nhiều đơn vị muốn tạo cơ hội cho những bạn đang làm Giám sát – muốn thử thách bản thân mình ở một vai trò cao hơn. Số lượng khách sạn tại Việt Nam ngày càng nhiều, nên cơ hội cho bạn là vô cùng rộng mở.
Thời gian từ Sup thăng tiến lên Trưởng bộ phận sẽ không có con số cụ thể vì nó phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Hy vọng, những chia sẻ trên đây của Hoteljob.vn đã giúp bạn gợi mở con đường “Từ Sup, làm thế nào để lên Trưởng bộ phận trong khách sạn – nhà hàng?”.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên