Tự đánh giá xem nhà hàng có đang kinh doanh hiệu quả không với 25 tiêu chí này!

Kinh doanh đông khách và có lời là mong muốn của nhiều “dân buôn”. Tuy nhiên, làm thế nào để biết quán mình đang kinh doanh hiệu quả? Tham khảo ngay bộ 25 tiêu chí về các chỉ số hiệu suất được Hoteljob.vn chia sẻ sau đây để tự đánh giá tình hình nhé!

tiêu chí đánh giá nhà hàng kinh doanh hiệu quả

Thế nào là nhà hàng kinh doanh hiệu quả?

Trước khi liệt kê ra những tiêu chí đánh giá mức độ kinh doanh hiệu quả hay không của một cơ sở, cụ thể trong bài viết này là nhà hàng hay cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung, cần xem xét xem thế nào là nhà hàng đang kinh doanh hiệu quả?

Theo đó, theo các nhà quản lý có thâm niên cho biết, nhà hàng kinh doanh hiệu quả là nhà hàng có khả năng tối đa hóa lợi nhuận và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, khiến họ hài lòng và vượt lên trên sự mong đợi để trở thành khách hàng thân thiết của cơ sở đồng thời giới thiệu thêm nhiều nguồn khách tiềm năng mới cho quán thông qua các kênh truyền thông, PR phổ biến hiện nay như truyền miệng, mạng xã hội facebook, instagram, tiktok… Để đạt được hiệu quả kinh doanh, nhà hàng cần chú trọng các yếu tố sau:

- Chất lượng dịch vụ tốt: cung cấp món ăn ngon, đa dạng sự lựa chọn, được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để thu hút và giữ chân khách hàng

- Quản lý tài chính giỏi: kiểm soát chi phí, quản lý nguồn lực, tối ưu hóa doanh thu để đảm bảo mức lợi nhuận cao đến tối đa

- Chiến lược marketing và quảng bá hợp lý: thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội phổ biến, để thu hút khách hàng mới, duy trì khách hàng cũ

- Quản lý nhân sự hiệu quả: xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng, được đào tạo tốt về kiến thức lẫn kỹ năng, nghiệp vụ, có tinh thần làm việc tốt, đạo đức nghề cao để đảm bảo mang đến chất lượng dịch vụ chuẩn ngành, tạo sự hài lòng cho khách hàng

- Liên tục cải tiến để hoàn thiện hơn: theo dõi và phân tích các dữ liệu có được để hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó cải tiến quy trình kinh doanh cũng như chất lượng dịch vụ để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách và tối đa hóa lợi nhuận.

Bộ 25 tiêu chí đánh giá xem nhà hàng có đang kinh doanh hiệu quả

Sau đây là danh sách 25 tiêu chí đánh giá được các nhà quản lý giỏi liệt kê để xem xem nhà hàng bạn có đang kinh doanh hiệu quả không.

STT

Tiêu chí đánh giá

Ích lợi

 

I/ Doanh thu

01

Doanh thu trên mỗi giờ lấp đầy chỗ ngồi (RevPASH)

- Giúp xác định khoảng thời gian nào nhà hàng bán chạy nhất, đông khách nhất

- Đánh giá hiệu quả sắp xếp chỗ ngồi hiện tại và thay đổi nếu cần

- RevPASH càng cao thì nhà hàng có thu nhập càng lớn

02

Doanh thu trên mỗi m2 kinh doanh (RevPAM)

- RevPAM = Tổng doanh thu : Tổng diện tích khu vực ăn uống của nhà hàng

- RevPAM cao cho biết khả năng phục vụ tốt và chất lượng thực phẩm trong nhà hàng đảm bảo

03

Doanh thu trung bình của mỗi bàn

- Đo lường doanh số trung bình của mỗi bàn trong 1 tháng

- Chỉ số này càng cao chứng tỏ vị trí của bàn đó luôn được yêu thích

- Nhìn ra không gian của khu vực đặt bàn có ảnh hưởng nhất định đến lựa chọn và trải nghiệm của khách

04

Số lượng ăn uống

- Cho biết khách của nhà hàng thường chi tiêu bao nhiêu mỗi khi đến quán

- Biểu thị hiệu quả của các giao dịch, giảm giá và các combo nếu có khác do nhà hàng cung cấp có được khách hàng yêu thích hay không

 

II/ Công suất thuê, đặt bàn

05

Tỷ lệ đặt bàn online

- Cho biết số lượng khách đặt bàn trước để đảm bảo được phục vụ mà không phải thất vọng ra về vì hết bàn trống

- Nhà hàng có thể nhận đặt bàn qua các kênh online hoặc qua điện thoại

06

Tỷ lệ hủy đặt chỗ

- Chỉ số càng cao chứng tỏ khách có nhiều sự lựa chọn khác từ những cơ sở khác, hoặc một hay nhiều kênh truyền thông đang áp dụng hiện gặp vấn đề nên hiệu quả thu hút khách kém

- Có trường hợp khách đã đặt bàn nhưng hủy lịch do tham khảo thêm các thông tin không tích cực từ nhiều nguồn

07

Số lượng khách ngồi mỗi bàn

- Là số lượng khách ngồi trên mỗi bàn ăn, hoặc đã thanh toán một hóa đơn nhất định

- Giúp theo dõi số lượng khách cùng quy mô và thời gian lưu lại của từng nhóm khách đã phục vụ, như: khách lẻ, khách nhóm (bạn bè, gia đình…)

- Ví dụ: nếu bàn 2 khách gọi món bít tết và thanh toán hóa đơn $100 khả năng là một món hời đáng kể cho nhà hàng. Thế nhưng, nếu 10 khách chỉ thanh toán một bill $100 trong một nhà hàng 4-5 sao nghĩa là bàn đó đã bị chiếm giữ chỗ trong một khoảng thời gian dài mà lại không thể kiếm được 1 số tiền sinh lời.

08

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ăn uống

- Là thước đo số lần khách ghé thăm nhà hàng và đặt món chính trong menu.

- Ví dụ: thường vào mùa đông, rất nhiều khách qua đường ghé vào chỉ để lấy chút ấm áp và order 1 ly trà hay đồ uống nóng nào đó mà không dùng bữa

09

Tổng lượng khách hàng phục vụ

- Bằng cách tổng hợp và so sánh số liệu từ các bản báo cáo hàng ngày/tuần/tháng để tìm ra những ngày đông - ế khách nhất, từ đó có biện pháp khắc phục để tăng lượng khách vào những ngày vắng

 

III/ Dịch vụ

10

Hiệu suất phục vụ bàn của nhân viên

- Biểu thị số lượng bàn trung bình được phục vụ bởi 1 nhân viên, trong một khoảng thời gian nhất định

- Được dùng để đánh giá xem liệu khối lượng công việc đang sắp xếp cho mỗi nhân viên có phù hợp hay không, dựa vào các yếu tố như: tổng số chỗ ngồi trong nhà hàng, tổng số nhân viên phục vụ, giờ phục vụ cao điểm…

11

Tỷ lệ từ chối phục vụ món

- Thống kê xem có trường hợp phải từ chối phục vụ một món ăn nào đó do không có sẵn hoặc đã hết hạn hay không

- Đưa ra giải pháp khắc phục để tình huống tương tự không tiếp diễn, tránh làm mất lòng khách và mất khách

12

Thời gian cho mỗi lượt bàn

- Là lượng thời gian khách ngồi dùng bữa tại quán

- Dùng đánh giá xem khách ngồi trong một khoảng thời gian dài có mang lại lợi ích doanh thu không hay chỉ để trò chuyện và tán gẫu trong khi tỷ lệ lấp đầy lại cao nhưng không hiệu quả

13

Các món mới trong menu

- Liên tục và linh hoạt thay đổi để bắt kịp xu hướng thực phẩm và sở thích, thói quen ăn uống của khách, giúp thu hút và giữ chân khách hàng

14

Tỷ lệ nhân viên phục vụ trực tiếp

- Thể hiện tỷ lệ % nhân sự phục vụ trong tổng số lực lượng lao động của quán.

- Cần nằm trong phạm vi phù hợp để đảm bảo độ cân bằng và tối ưu trong mục đích phân bố nhân sự

 

III/ Đánh giá, phản hồi của khách hàng

15

Khách hài lòng về tốc độ phục vụ

- Dùng đánh giá khả năng chế biến và ứng biến của đầu bếp cho order của khách hàng

- Bởi nếu đầu bếp mất nhiều thời gian hơn bình thường để chế biến thì hiển nhiên khách sẽ không hài lòng

16

Phản hồi tích cực từ khách

- Giúp đánh giá mức độ hiệu quả trong việc mang đến cho khách trải nghiệm ăn uống tuyệt vời

- Chỉ số càng cao thì nghĩa là khách càng hài lòng với chất lượng món ăn cũng như cung cách phục vụ được cung cấp

17

Khiếu nại theo đơn đặt hàng

- Mọi cơ sở kinh doanh đều sẽ phải nhận về những lời phàn nàn, chê bai của khách dù chất lượng dịch vụ nói chung có tốt đến mấy, bởi trăm người vạn ý. Do đó, một vài lời phàn nàn trong số rất nhiều review khen ngợi là hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tần suất khiếu nại quá nhiều thì cần xem lại nhé!

18

Tiền hoa hồng từ mỗi đơn hàng

- Chỉ số này cho biết trải nghiệm của khách về chất lượng dịch vụ có tốt hay không; từ đó đánh giá mức độ hài lòng của khách cũng như chất lượng dịch vụ mà nhân viên đang cung cấp và thể hiện

- Được tính bằng cách thể hiện số “tiền boa” nhận được theo tỷ lệ % trên tổng giá trị của bill

 

IV/ Tuân thủ chất lượng

19

Áp dụng nguyên tắc an toàn và vệ sinh nơi làm việc

- Đảm bảo an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc mang đến lợi thế cạnh tranh cao cho nhà hàng. Khách đôi khi sẽ e ngại việc dùng món dù được trình bày hấp dẫn hay có mùi vị thơm ngon trong khi bàn ăn bẩn và khăn ăn thì ố vàng…

- Điều kiện an toàn và vệ sinh kém có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến trải nghiệm của khách cũng như hình ảnh thương hiệu

20

Áp dụng nguyên tắc lập kế hoạch thực đơn

- Cho thấy hiệu suất làm việc, chất lượng công việc cũng như mức độ hiếu khách, hiểu khách của nhà hàng, tạo lợi thế cạnh tranh tốt

21

Áp dụng nguyên tắc quản lý quá trình mua hàng

- Yếu tố này có thể giúp nhà hàng xếp trên đối thủ cạnh tranh

- Tuân theo các phương pháp tiêu chuẩn hóa giúp nhà hàng hưởng lợi từ việc giảm chi phí và nâng cao hiệu suất

22

Chất lượng sản phẩm đồng nhất

- Áp dụng cho hình thức nhượng quyền thương hiệu hoặc điều hành một nhà hàng đa địa điểm

- Đảm bảo sự đồng nhất về sản phẩm phục vụ để đạt được sự đồng nhất trong trải nghiệm của khách

 

V/ Hiệu quả quản lý chi phí

23

Thất thoát thực phẩm

- Rò rỉ nhỏ có thể đánh chìm một con tàu lớn. Với nhà hàng, thất thoát này có thể diễn ra do định lượng nguyên vật liệu chưa sát, hay món ăn đã chế biến xong nhưng khách lại bỏ về không sử dụng, cũng không thanh toán…

24

Chi phí nguyên liệu cho mỗi món ăn

- Nếu tỷ lệ này cao cho thấy giá thành trên thị trường đang có nhiều biến động, hoặc do khâu làm việc với nhà cung cấp chưa được tối ưu.

25

Đồ uống thất thoát

- Tương tự như thất thoát thực phẩm nhưng có thể diễn ra nhỏ giọt nên khó quản lý

- Nhiều chủ nhà hàng biết nhưng bỏ qua do tổn thất không đáng kể, tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Một lượng nhỏ đồ uống bị lãng phí thường xuyên có thể gây nên tổn thất lớn

- Giúp theo dõi sở thích của khách trong việc order đồ uống, từ đó có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý

tiêu chí đánh giá nhà hàng có đang kinh doanh hiệu quả
Nhà hàng kinh doanh hiệu quả khi tối đa lợi nhuận và nhận được sự hài lòng của khách hàng...

Biết mình ở đâu để nâng cấp và cải thiện mỗi ngày!

Nhiều nhà hàng liên tục “thay áo mới” cho quán, từ phong cách, thiết kế cho đến menu, nhân sự… theo trend hoặc “copy” có cải tiến so với đối thủ cạnh tranh hoặc các cơ sở kinh doanh đông khách hiện có trên thị trường. Điều này không sai nhưng chưa chắc mang lại hiệu quả như mong đợi. Bởi, các giải pháp đưa ra để hút khách đôi khi không phù hợp với định hướng kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu hay các mục đích liên quan khác mà quán hướng đến. Do đó, tham khảo cái hay, cái tốt từ bên ngoài rồi chắt lọc có chỉnh sửa, cải thiện những gì chưa ổn để hoàn thiện chất lượng dịch vụ tổng thể. Ngoài ra, cũng cần tự tin vào năng lực quản lý của chính mình, tự đánh giá xem hiệu quả kinh doanh hiện tại, nhìn ra những yếu tố tiềm năng đang được khai thác tốt để tiếp tục duy trì và nâng cấp hơn.

Không có quá nhiều tiêu chí để đánh giá tổng quan xem nhà hàng liệu có đang kinh doanh hiệu quả, và vấn đề nếu có đang nằm ở đâu để kịp thời có giải pháp xử lý, cải thiện; đảm bảo mang đến chất lượng dịch vụ phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách, mang lại doanh thu và lợi nhuận tối đa, xây dựng và phát triển, khẳng định thương hiệu…

Ms. Smile

(Tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn)

Tags: Tips
Tự đánh giá xem nhà hàng có đang kinh doanh hiệu quả không với 25 tiêu chí này!
4.1 (201 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN