Không ít bạn trẻ tự vẽ nên bức tranh màu hồng cho cuộc đời trước khi đi du học hay lựa chọn ngành nghề, rằng vì mình học và tốt nghiệp trường top, bằng cấp xuất sắc lại được tiếp xúc với nền văn hóa ngoại tân tiến, nếu không ở lại định cư cũng sẽ dễ dàng tìm được công việc ưng ý với một mức lương cao và dĩ nhiên, được trải thảm đón khi về nước.
Giấc mơ màu hồng về viễn cảnh sau tốt nghiệp
Chấp nhận bỏ ra hàng chục, thậm chí trăm triệu đồng để đi du học nước ngoài với các nhóm ngành nghề cực hot hiện nay, nhiều bạn trẻ tin rằng, việc sở hữu một tấm bằng quốc tế, thành thạo ngoại ngữ sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và được săn đón khi về nước.
Thậm chí, điều tương tự trong lối tư duy nghề nghiệp cũng xuất hiện ngay trong tư tưởng “sinh viên nội”; khi mà phần đa giới trẻ theo học các nhóm ngành quản trị như Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống hay Quản trị chế biến món ăn… đều mang tư tưởng “làm thầy” – tức trở thành người quản lý, nhà quản trị sau tốt nghiệp thay vì bắt đầu từ vị trí nhân viên.
…và đời chẳng phải là mơ
Sự thật là “tình không như là thơ và đời chẳng phải là mơ”. Không ít du học sinh về nước ngỡ ngàng khi không thể hoặc rất khó xin việc; thậm chí, họ phải cạnh tranh gây gắt với sinh viên trong nước để gây ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng (NTD) về sự phù hợp của mình cho vị trí đang ứng tuyển.
Mặt khác, khác biệt về văn hóa doanh nghiệp, sự ảo tưởng về vị trí công việc, độ chênh lệch về mức lương hay thu nhập (cùng một vị trí nhưng mức lương hay thu nhập ở nước ngoài dĩ nhiên sẽ cao hơn khi ở Việt Nam) cũng phần nào tiềm ẩn tư tưởng “kén cá chọn canh” của không ít ứng viên; những người chưa thực sự hiểu biết quá sâu sắc và chính xác về nhu cầu và đặc trưng ngành nghề.
Thực trạng này tuy cũ nhưng chưa bao giờ hết hot khi mà mới đây, một du học sinh vừa trở về từ Anh sau 4 năm học tập, tốt nghiệp Thạc sĩ thuộc trường Top, thạo 2 ngoại ngữ nhưng vẫn ngậm ngùi “ngồi nhà” vì xin mãi vẫn không doanh nghiệp nào chịu nhận.
Dù chàng du học sinh trong ví dụ trên đây có kinh nghiệm chuyên môn và ứng tuyển vào các ngành nghề không mấy liên quan đến nghề Khách sạn; tuy nhiên, thực trạng chung trong tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam và nhân sự nghề khách sạn nói riêng cũng không nằm ngoài thực tế này. Và ngay khi bài tâm sự này được đăng tải đã nhận được rất nhiều quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều bạn trẻ đứng trước "ngưỡng cửa" lựa chọn ngành học hay hướng đi bày tỏ sự lo lắng và phân vân về tương lai nghề nghiệp sau này.
Vì đâu nên nỗi?
Khi được hỏi lý do vì sao không tuyển du học sinh mới tốt nghiệp về nước? Nhiều NTD cho biết: “Chuyện du học sinh về nước thất nghiệp chắc chắn không phải là chuyện mới. Thế nhưng, rõ ràng là nó vẫn đã - đang diễn ra suốt bao năm nay và chắc chắn tương lai sẽ vẫn tiếp tục trở thành chủ đề được bàn tán.” Nguyên nhân thì người ta cũng phân tích cặn kẽ ở hàng loạt bài báo, qua nhìn nhận của chuyên gia, thực tế chia sẻ từ chính du học sinh trước đó… thế nhưng nhiều người vẫn bỏ ngỏ, chưa chịu nhìn nhận và “sửa sai”:
- “Ảo tưởng sức mạnh”: chủ quan vì có bằng cấp cao, lại là bằng quốc tế, tốt nghiệp loại xuất sắc thì hiển nhiên đã hơn hẳn những sinh viên trong nước; do đó, nhất định phải nắm giữ vị trí quan trọng trong công ty – lương cao – chế độ đãi ngộ tốt… Ngoài ra, những kiến thức được đào tạo hay kinh nghiệm thực tập, làm việc thực tế trong thời gian du học, sự khác biệt về lý thuyết và thực tế đôi khi không phù hợp với môi trường tại Việt Nam nên cần điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Chưa hiểu thị trường và chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế trong các ngành nghề liên quan trong nước
- Chưa định hướng rõ ràng và chính xác hướng đi của nghề nghiệp
- Không chịu đầu tư học hỏi kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục…; khả năng thích ứng kém; không cố gắng nâng cao trình độ bản thân.
- Ngoài ra, với nghề Khách sạn, sự rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp và kết giao mối quan hệ - yếu ngoại ngữ - thiếu sự nghiêm túc và tình yêu với nghề - không chịu nổi áp lực công việc hay định kiến xã hội… cũng là những “rào cản” không nhỏ khiến bạn dù có “dấn thân” nhưng không quyết tâm đương đầu để vươn lên cao hơn.
- Mặt khác, nhiều môi trường làm việc tại Việt Nam, điển hình là ngành khách sạn coi trọng thâm niên hơn trình độ khiến bạn trẻ là cử nhân mới ra trường khó thuyết phục.
Điều trùng hợp là những lý do này cũng hợp lý để lý giải chuyện "chưa làm thợ đã đòi làm thầy" của không ít sinh viên trong nước.
Đừng bao giờ nhầm tưởng rằng tốt nghiệp trường top, có bằng cử nhân xuất sắc thì đồng nghĩa với việc sẽ kiếm được việc làm ngon... Nhầm to!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên