Gần đây, một topic được lập trên một diễn đàn chuyên về ngành khách sạn về tầm quan trọng của bằng cấp đã thu hút được nhiều sự chú ý của các thành viên.
Khách sạn là có một môi trường làm việc khá đặc trưng và mang đậm tính dịch vụ. Chính vì vậy, khả năng “biết làm hài lòng khách hàng” và kinh nghiệm lại là bước quyết định giúp một nhân viên có thể thăng tiến hay không. Tuy nhiên, câu chuyện về bằng cấp lại chưa bao giờ thôi được quan tâm, đặc biệt trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, topic này không chỉ là nơi để những người trong nghề truyền đạt lại kinh nghiệm mà còn thu hút rất nhiều ý kiến của các bạn sinh viên đang tìm kiếm con đường tốt nhất cho bản thân mình.
Có một sự thật rất dễ nhận ra đối về nghề khách sạn hiện nay là nhân lực trong ngành đang thiếu trầm trọng, đặc biệt là những vị trí quản lý. “Ngành này đòi hỏi chủ yếu là kinh nghiệm hơn bằng cấp. Thông thường sau khi tốt nghiệp những trường đào tạo trong nước thì khi ra trường bạn chỉ có thể được tuyển dụng vào khách sạn với chức danh cao nhất là Sup mà thôi rồi sao đó đi dần lên trưởng bộ phận. Còn nếu bạn học ở nước ngoài thì khả năng tìm kiếm những vị trí cao hơn là có thể như cũng còn tùy thuộc vào bạn thôi” - Bạn Vân Nguyễn chia sẻ.
Còn theo như bạn Trần Trinh, người đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các khách sạn 5 sao lớn tại Việt Nam thì chuyện bằng cấp hoàn toàn không được coi trong trong ngành này. “Như tớ đây 10 năm làm khách sạn 5 sao, đã kinh qua 4 khách sạn Nikko, Sofitel, Melia, Sheraton rôì, tớ biêt chắc chắn là dân mới ra trường thì chỉ có thế bắt đầu từ nhân viên thôi, kể cả tiếng Anh của bạn tốt đến đâu đi nữa. Kinh nghiệm là quan trọng nhất, bằng cấp nếu có thì tốt, không thì cũng chả ảnh hưởng gì. Tớ biết có Revenue Director còn chưa học Đại học ngày nào, trưởng thành từ một nhân viên Public area (người chuyên lau dọn các khu vực công cộng. Cá biệt tớ chứng kiến một trường hợp duy nhất là 1 cậu học xong Master ngành khách sạn ở Thụy Sỹ về được mời làm Club Manager (một bộ phận nhỏ của Front Office), còn các em mới ra trường thì cứ phải làm ít nhất vài năm nhân viên quèn đã, lấy kinh nghiệm và quan trọng nhất là học tính kiên nhẫn, chờ thời cơ. Tốt nghiệp ĐH chuyên nghành khách sạn ở Thụy Sỹ về thì cũng chỉ làm nhân viên thôi, ở các khách sạn trước tớ làm nhiều em như vậy lắm. Làm khách sạn muốn thăng tiến là phải có đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lơị, nhân hoà, mà quan trọng nhất là "nhân hòa", vì nhân sự trong nghành khách sạn là cực kỳ phức tạp, bon chen nhau kinh khủng khiếp lắm. Bây giờ đã ra khỏi ngành rồi mà nghĩ lại vẫn thấy hãi, nhiều lúc tớ muốn viết 1 cuốn sách về những hỉ nộ ái ố trong nghề khách sạn, nhưng sợ đụng chạm đế bạn bè cũ lại thôi. Tớ cũng bắt đầu từ chân lễ tân thôi, cũng qua nhiều bộ phận trong khách sạn, rồi cũng leo dần lên, nhưng cũng nhọc nhằn lắm bạn ơi. Nếu bạn quyết tâm muốn theo ngành khách sạn thì chúc bạn thành công nhé.”
Chốt lại, môi trường khách sạn là nơi vô cùng khắc nghiệt, nó đòi hỏi bản thân phải luôn cố gắng không chỉ dựa vào mỗi chuyện kinh nghiệm mà còn cần cả mối quan hệ với mọi người xung quanh nữa mới có thể đứng vững và phát triển được. Chuyện bằng cấp bây giờ cũng không quá quan trọng nhưng nếu muốn làm ở vị trí cao mà chỉ có kinh nghiệm thì chưa đủ. Chính vì vậy, những bạn mới ra trường nên có ý chí tiến thủ và bắt đầu từ những vị trí thấp nhất, không nên vin vào việc mình tốt nghiệp từ trường nọ trường kia để đòi hỏi vị trí tốt. Công việc gì cũng phải bắt đầu từ những điều cơ bản, từng bước đi lên mới được, những gì học được trong trường, lý thuyết áp dụng chỉ là một phần, quan trọng là quá trình làm việc mình tiếp thu và tích lũy kinh nghiệm, tạo dựng mối quan hệ tốt mới là điều mấu chốt mang tính quyết định.
Hoteljob.vn
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên