Sau khi báo chí phản ánh về tình trạng tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long “chặt chém” du khách, một chủ tàu Quảng Ninh đã viết thư tay thừa nhận đã để sự việc này xảy ra và xin lỗi du khách. Nhưng liệu rằng lời xin lỗi ở tình thế bắt buộc này có đáng được hoan nghênh?
Ảnh nguồn Internet
Dịp lễ 30/4 vừa qua, trong chuyến đi du lịch đến Hạ Long, bức xúc trước tình trạng giá vé tham quan tăng quá cao so với mức giá niêm yết, du khách Vũ Văn Thư (53 tuổi, Thanh Hóa) đã tỏ ra khó chịu và có lời qua tiếng lại với nhân viên tàu P.H (Hạ Long, Quảng Ninh). Tuy nhiên, câu trả lời du khách này nhận được chỉ là dịp lễ nên chủ tàu có quyền tăng giá vé. Không những thế, đoàn khách của ông Thư còn bị “chặt chém” tiền dịch vụ ăn uống, chụp ảnh.
Sau khi thông tin này được phản ánh trên báo chí, bà B.T.H – chủ tàu P.H đã viết một bức thư tay xin lỗi gửi đến đoàn khách của ông Vũ Văn Thư. Nội dung bức thư như sau:
“Lời đầu tiên, cháu xin được gửi tới chúc sức khỏe tới chú Vũ Văn Thư và các thành viên trong gia đình.
Thưa chú, hôm 30/4 vừa qua là ngày đầu tiên của đợt nghỉ lễ nên lượng đến với cảng khách Quốc tế Tuần Châu tăng cao, dẫn đến tình trạng cháy vé tàu ra thăm vịnh Hạ Long. Do một chút sốc nổi đã khiến nhân viên của tàu đã tự ý điều chỉnh giá vé, thu của chú 150.000 nghìn đồng/người tiền vé tàu đối với tuyến số 1. Mức thu này hoàn toàn trái với quy định của Nhà nước. Cháu ý thức được rằng, việc thu sai giá vé niêm yết đã khiến chuyến du lịch của chú và gia đình vì thế mà mất vui. Cháu xin nhận lỗi về sai sót này bằng tất cả tinh thần cầu thị. Cháu mong được chú tạo mọi điều kiện để tàu được sửa sai, cũng như có trách nhiệm với chú về việc thu quá giá vé, ăn uống, chụp ảnh trên tàu với số tiền chênh do tàu lạm thu của đoàn, Cháu xin phép được hoàn trả lại vào tài khoản của chú vào ngày mai.”
Bạn muốn xem thêm: Hình ảnh du lịch Hạ Long được bán cho khách Trung Quốc với giá… 0 đồng
Ảnh nguồn Internet
Sau khi nhận được bức thư, ông Thư đã có những chia sẻ với báo chí: “Người xưa có câu, đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại. Trước thái độ cầu thị, chân thành, dám nhận lỗi của chủ tàu tôi rất vui và chấp nhận lời xin lỗi đó. Biết sai, nhận lỗi và dám chịu trách nhiệm như thế rất đáng được biểu dương, ghi nhận. Để xảy ra tình trạng này, ngoài trách nhiệm của chủ tàu thì trách nhiệm của BQL vịnh Hạ Long, cảng quốc tế Tuần Châu, lực lượng an ninh du lịch… cũng không hề nhỏ.”
Đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra tại các tàu du lịch ở Hạ Long. Theo ghi nhận của báo chí, bất chấp lệnh cấm của UBND tỉnh Quảng Ninh, một số chủ tàu hoạt động tại cảng Tuần Châu vẫn tự ý tăng giá vé, “chặt chém” du khách. Phải chăng các chủ tàu này đã “nhờn luật”?
Dư luận cũng đặt ra một câu hỏi là nếu sự việc này xảy ra với hàng chục nghìn du khách thì số tiền chênh lệch “khủng” đó sẽ rơi vào tay ai, phải chăng có nhóm lợi ích nào đó được hưởng lợi?
Một bức thư được viết ở trong tình thế mọi việc “đã rồi” như thế này có đáng được hoan nghênh? Có nên bỏ qua khi chủ tàu đã nhận sai không? Liệu rằng việc “chặt chém” đó là do nhân viên tự làm?
Còn bạn, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Ms.Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên