Trong ngành dịch vụ, Service charge là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Vậy bạn có thể giải thích cụ thể Service charge là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây của Hoteljob.vn.
Mặc dù Service charge trong ngành dịch vụ mà cụ thể là ngành khách sạn – nhà hàng được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ Service charge là gì? Và có những điều gì liên quan đến thuật ngữ này mà chúng ta cần biết…
Bạn có biết Service charge là gì? (Ảnh nguồn Internet)
► Service charge là gì?
Service charge là khoản tiền phí phục vụ được tính thêm khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ như khách sạn, nhà hàng… như là một khoản tiền thưởng vì chất lượng dịch vụ tốt. Đây là khoản thu được pháp luật cho phép, được ghi rõ ràng trong hóa đơn thanh toán và chịu thuế giá trị gia tăng.
► 6 Điều về Service charge bạn cần biết
♦ Những doanh nghiệp được phép thu Service charge
Theo quy định, những doanh nghiệp được phép thu Service charge bao gồm:
- Đơn vị kinh doanh cho thuê phòng ngủ
- Cơ sở phục vụ ăn - uống
- Đơn vị cho thuê phương tiện vận chuyển có nhân viên phục vụ
- Cơ sở kinh doanh giặt là, massage, xông hơi.
- Đơn vị kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, vui chơi giải trí…
Khách sạn là đơn vị kinh doanh được phép thu Service charge (Ảnh nguồn Internet)
♦ Điều kiện để doanh nghiệp được thu Service charge
Không phải bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong các lĩnh vực mà Hoteljob.vn đã đề cập bên trên đều được phép thu Service charge. Theo quy định, chỉ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Khách Sạn – Nhà hàng – Du lịch có chất lượng dịch vụ tốt, thực hiện việc niêm yết giá công khai, có hoạch toán rõ ràng khoản tiền thưởng thêm của khách mới được phép thu Service charge.
♦ Mức thu Service charge
Phần trên bạn đã được biết Service charge là gì? Vậy thì mức thu khoản phí này được quy định là bao nhiêu?
Hiện nay, khoản tiền phí phục vụ được thu ở mức 5% tổng số tiền dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng. Các đơn vị kinh doanh không được lạm thu quá mức quy định trên. Và thông thường, các khách sạn – nhà hàng sẽ sử dụng ký hiệu ++ cùng với giá tiền để chỉ việc áp dụng thuế VAT và service charge.
Ví dụ, nếu giá phòng Superior là $150++/ đêm thì ngoài số tiền thuê phòng là 150$, khách phải thanh toán thêm 10% thuế VAT và 5% service charge.
Trong menu một số nhà hàng, ký hiệu ++ được sử dụng để biểu thị việc áp dụng Service charge (Ảnh nguồn Internet)
Tìm hiểu thêm: Giờ G Là Gì? 5 Khung Giờ G Thường Gặp Trong Khách Sạn – Nhà Hàng
♦ Các khách sạn – nhà hàng sử dụng Service charge để làm gì?
Thông thường, tiền phí phục vụ sẽ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
- Dùng ít nhất 50% tiền phí dịch vụ hàng tháng để chia cho tất cả nhân sự thuộc quyền quản lý. Như vậy, thì ngoài lương cơ bản, hàng tháng, nhân viên làm việc trong các khách sạn – nhà hàng còn được nhận thêm tiền service charge.
- Dùng để khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc phục vụ khách hàng tốt, đem lại hiệu quả công việc cao.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
- Cải thiện các điều kiện lao động, làm việc cho nhân viên…
♦ Các cách tính Service charge cho nhân viên khách sạn – nhà hàng
Theo ghi nhận của Hoteljob.vn, các khách sạn – nhà hàng hiện nay thường áp dụng các cách sau để tính Service charge cho nhân viên:
- Chia đều cho tất cả nhân sự chính thức, không tính vị trí, cấp bậc. Tuy nhiên việc sử dụng bao nhiêu phần trăm khoản phí dịch vụ hàng tháng để chia đều là tùy quy định của mỗi khách sạn – nhà hàng: 50%, 80%, 100%. Ví dụ, khoản thu phí phục vụ của khách sạn 1 tháng là 500 triệu đồng, khách sạn áp dụng chính sách chia 80% (400 triệu đồng) cho 200 nhân sự chính thức thì mỗi nhân viên sẽ nhận được 2 triệu đồng tiền Service charge.
- Một số đơn vị sẽ chia Service charge theo cấp bậc, vị trí, hệ số hoặc thâm niên làm việc để đảm bảo chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nhân sự trung thành. Những nhân sự giữ vai trò điều hành, quản lý sẽ nhận được nhận khoản chia nhiều hơn so với nhân sự ở cấp bậc nhân viên.
- Một số khách sạn – nhà hàng còn áp dụng việc chia service charge cho nhân viên làm part – time có thời gian gắn bó lâu với tỷ lệ khoảng 70 – 80% so với nhân viên chính thức.
Tại một số khách sạn – nhà hàng, nhân viên part-time được nhận 70 – 80% tiền service charge so với nhân sự chính thức (Ảnh nguồn Internet)
Khoản tiền phí phục vụ mà nhân sự ngành khách sạn – nhà hàng nhận được hàng tháng sẽ không ở mức cố định mà biến động tùy thuộc vào doanh thu hàng tháng của đơn vị kinh doanh, mùa cao điểm – thấp điểm. Vì thế mà một số khách sạn sẽ dùng khoản khoản service charge giữ lại vào những tháng có doanh thu lớn để bù qua cho những tháng thấp điểm để nhân viên nhận được mức thu nhập không quá chênh lệch giữa các tháng.
♦ Phân biệt Service charge và tiền Tip
Như Hoteljob.vn đã đề cập ở phần Service charge là gì? Bạn có thể hiểu rằng khoản phí phục vụ sẽ được các khách sạn – nhà hàng “đại diện nhận thay trước” cho nhân viên. Còn Tip chính là tiền thưởng trực tiếp khách dành cho nhân viên khi họ cảm thấy được nhân viên đó phục vụ chu đáo, tận tình. Khoản tiền Tip này được chia đều cho các nhân viên trong ca làm việc hoặc nhân viên được phép hưởng toàn bộ là tùy thuộc vào quy định của mỗi nhà hàng – khách sạn. Do đó mà ý nghĩa của hai thuật ngữ này là hoàn toàn khác nhau.
Với khách du lịch nước ngoài, ngoài Service charge, khách vẫn chủ động thưởng thêm Tip cho nhân viên khi họ hài lòng về chất lượng phục vụ. Văn hóa Tip vẫn chưa thật sự phổ biến ở nước ta nên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn phí phục vụ và tiền tip.
Service charge và tip là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau (Ảnh nguồn Internet)
Với những thông tin mà Hoteljob.vn đã chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được cụ thể Service charge là gì? Cũng như những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này mà nhân sự trong ngàng nhà hàng – khách sạn cần biết…
Xem thêm: Giá Trị Vòng Đời Khách Hàng Là Gì? Và 2 Điều Nhân Viên Marketing Khách Sạn – Nhà Hàng Cần Biết
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên