MỤC LỤC
Trong hoạt động kinh doanh lưu trú, có rất nhiều chỉ số khác nhau cần quản trị và điều chỉnh để đảm bảo kinh doanh có lãi. Một trong số đó là ROI. Nếu bạn chưa biết ROI là gì thì cùng Hoteljob.vn tìm hiểu nhé!
Nhiều chủ homestay, khách sạn nhỏ hiện nay có thói quen tính ROI hàng tháng để biết kết quả kinh doanh như thế nào. Trước khi xác định cách tính ROI, chúng ta cần phải hiểu ROI là gì?
Bạn biết gì về ROI?
► ROI là gì?
ROI (Return On Investment) là chỉ số tỷ suất hoàn vốn trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích dự đoán - đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư. Đây là một trong những chỉ số quan trọng khi quản trị kinh doanh khách sạn, homestay…
► Cách tính ROI trong kinh doanh dịch vụ lưu trú
- Công thức tính tỷ suất hoàn vốn ROI
Công thức tính tỷ suất hoàn vốn trên áp dụng cho bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú nào: khách sạn, resort, homestay… hay với Airbnb. Trong trường hợp chi quá nhiều, trong khi thu không đủ bù chi, khiến lợi nhuận âm – thì ROI cũng sẽ âm.
Hiểu một cách cụ thể, nếu chỉ số ROI là +15% thì với 100 đồng vốn bỏ ra, mang lại cho bạn thêm 15 đồng; nhưng nếu ROI -15%, khi đó với 100 đồng bỏ ra, khiến bạn lại mất thêm 15 đồng vì tình hình kinh doanh kém.
Nhà đầu tư dịch vụ lưu trú cũng có thể tính ROI dự kiến để cân nhắc đưa ra các quyết định đầu tư, điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho hợp lý.
- Cách tính lợi nhuận ròng
Để xác định được lợi nhuận ròng, bạn cần phải biết được doanh thu dự kiến và chi phí đầu tư.
Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
• Về doanh thu dự kiến:
Bạn nên chọn tỷ lệ kín phòng ở mức trung bình 66% vì hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ cao điểm và thấp điểm. Vào mùa cao điểm, tỷ lệ kín phòng có thể đạt mức 100% nhưng vào mùa thấp điểm du lịch, chỉ số này có thể sẽ hạ xuống 30%.
Vậy doanh thu dự kiến = Giá thuê phòng 1 đêm x số lượng phòng x 20 ngày/tháng x 12 tháng (20 ngày là 66% của 1 tháng có 30 ngày).
Đó chỉ là con số doanh thu dự kiến vì thực tế doanh thu sẽ chịu sự ảnh hưởng của 2 yếu tố là giá thuê phòng 1 đêm và tỷ lệ kín phòng.
Với những Host mới bắt đầu kinh doanh Airbnb hay trong mùa thấp điểm du lịch, nên áp dụng chiến lược giảm giá phòng để tăng tỷ lệ kín phòng. Chỉ khi vào mùa cao điểm mới nên tăng giá để cải thiện doanh thu – tuy nhiên mức giá đó phải ở ngang hoặc thấp hơn mặt bằng chung của thị trường để không đánh mất đi chi phí cơ hội.
• Về chi phí đầu tư:
Mức chi phí đầu tư thường dễ tính hơn bởi đó là tổng của chi phí mặt bằng (nếu đi thuê lại), quản lý - nhân sự, trang thiết bị nội thất - cơ sở vật chất, điện - nước, thu mua thực phẩm - thức uống, thuế…
Chi phí đầu tư bao gồm chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, điện nước…
- Ví dụ cách tính ROI cho trường hợp cụ thể
Ví dụ bạn kinh doanh Airbnb và thuê lại một căn nhà 10 phòng với giá thuê 60 triệu đồng/tháng (chi phí cố định), nếu khai thác hết công suất thì các loại chi phí khác vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng.
• Nếu áp dụng tỷ lệ kín phòng 66% thì tổng chi phí = 60 + (10 x 66%) = gần 67 triệu đồng/tháng. Vậy tương ứng với 1 năm là 804 triệu đồng tiền chi phí đầu tư.
• Với mức giá thuê phòng trung bình trên Airbnb là 500.000 đồng/đêm thì doanh thu dự kiến = 500 x 10 x 20 = 100 triệu đồng/tháng. Và doanh thu dự kiến tương ứng với 12 tháng là 1,2 tỷ.
• Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí = 1,2 tỷ - 804 triệu = 396 triệu đồng/năm
• Tỷ suất hoàn vốn:
Vào mùa thấp điểm du lịch, khi tỷ lệ kín phòng giảm xuống còn 30% thì lúc đó doanh thu tháng sẽ chỉ còn = 500k x 10 phòng x 30 ngày x 30% = 45 triệu đồng, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải trả số chi phí hàng tháng = 60 + 10 x 30% = 63 triệu đồng. Nếu không muốn bù lỗ 18 triệu đồng cho tháng đó (63 – 45 = 18), bạn cần phải:
⇒ Điều chỉnh giá phòng giảm 40% xuống còn 300.000 đồng/đêm
Với mức giá phòng ưu đãi này sẽ thu hút nhiều khách đặt phòng và khi đó, tỷ lệ kín phòng có thể được kéo lên mức 90%. Như vậy doanh thu tháng = 300k x 10 phòng x 30 ngày x 90% = 81 triệu. Tuy có ít hơn doanh thu dự kiến 100 triệu đồng/tháng nhưng thu được lợi nhuận = 81 – [60+(10 x 90%)] = 12 triệu đồng.
⇒ Điều chỉnh giá phòng giảm 20% xuống còn 400.000 đồng/đêm
Tương ứng doanh thu tháng thu được là 72 triệu đồng và khi trừ đi chi phí còn lại lợi nhuận được 6 triệu đồng/tháng
Bạn có thể thấy được mức chênh lệch kinh tế giữa không giảm giá phòng và giảm giá 40% là 30 triệu đồng (lỗ 18 triệu nếu không giảm giá + 12 lãi dự kiến nếu giảm 40%). Tương tự vậy, mức chênh lệch kinh tế giữa không giảm giá phòng và giảm giá 20% là 24 triệu đồng.
Do đó, nếu vào mùa thấp điểm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần chủ động điều chỉnh giảm giá phòng xuống mức hợp lý để kéo tỷ lệ kín phòng lên, đảm bảo hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ đó vẫn có doanh thu.
Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này, Hoteljob.vn hy vọng đã giúp bạn làm sáng tỏ được thắc mắc "ROI là gì?" cũng như cách tính chỉ số này trong loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú.
(Tham khảo nguồn FB Phuoc Huyen Anh Nguyen)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên