MỤC LỤC
Để gia tăng doanh thu cũng như đa dạng lựa chọn dịch vụ cho khách hàng, nhiều khách sạn cung cấp dịch vụ room service (hình thức phục vụ ăn uống tại phòng). Khi đó, giá đồ ăn hay thức uống thế nào? Bằng- cao hay thấp hơn giá niêm yết dưới nhà hàng? Quy chế tính phí khi phục vụ ăn uống cho khách tại phòng ra sao?... Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Vì khách hàng là thượng đế!
Tôn chỉ kinh doanh của ngành dịch vụ nói chung hay lĩnh vực khách sạn- nhà hàng nói riêng luôn đề cao khách hàng, coi khách hàng là thượng đế rồi nỗ lực cung cấp tất tần tật những yêu cầu chính đáng, trong phạm vi có thể đáp ứng nhằm mang lại sự hài lòng cao nhất của khách hàng đối với chất lượng phục vụ của khách sạn, đồng thời giúp khách sạn gia tăng doanh thu và danh tiếng, thương hiệu. Sâu xa hơn, nếu khách cho review tốt và giới thiệu đến bạn bè, người thân của họ sẽ giúp khách sạn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới. Cứ thế, khách tạo ra khách, lợi ích tăng lên rất nhiều lần.
Chi tiết quy trình phục vụ đồ ăn thức uống cho khách tại phòng
+ Đồ ăn thức uống order
- Khách có nhu cầu ăn uống tại phòng tiến hành báo cho Buồng phòng biết => Nhân viên buồng phụ trách sẽ báo lại cho nhà hàng biết => Nhân viên phụ trách của nhà hàng báo lại cho nhân viên bar, bếp tương ứng => Nhân viên bar, bếp phụ trách chế biến món ăn theo đúng thực đơn khách yêu cầu
- Bar, bếp làm xong order của khách sẽ giao cho nhà hàng => Nhân viên nhà hàng phụ trách đưa lên cho Buồng phòng => Nhân viên buồng phụ trách mang đến phòng khách, gõ cữa giao khách thưởng thức
- Khách ăn, uống xong sẽ để đồ dơ ra ra cửa phòng hoặc nhân viên buồng phụ trách gõ cửa nhận đồ dơ từ khách => Buồng phòng báo lại cho nhà hàng nhận lại đồ dơ và làm sạch.
+ Đồ ăn thức uống trong minibar
Minibar thường phục vụ khách những mặt hàng đóng hộp, dùng ngay như: bánh kẹo, bim bim, nước ngọt đóng chai/lon, bia, đồ ăn thức uống khác… Những sản phẩm này được nhân viên minibar bày sẵn trong tủ lạnh, khách có nhu cầu sử dụng cứ tự nhiên lấy dùng và thanh toán đủ số lượng - đúng giá khi check-out.
Phục vụ ăn uống tại phòng tính phí thế nào?
Sự thật là không có một điều khoản hay văn bản luật nào quy định chi tiết chuyện tính phí, giá dịch vụ, món ăn đồ uống khi khách sạn cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách ngay tại phòng nghỉ của họ. Mỗi khách sạn sẽ có quy chế kinh doanh, chiến lược kinh doanh cũng như quy chế tính phí riêng, đảm bảo phù hợp và “thuận mua vừa bán” cùng khách.
Theo tìm hiểu của Hoteljob.vn, tại các khách sạn chuẩn dịch vụ, có phục vụ ăn uống tại phòng cho khách đều áp dụng mức giá riêng, không trùng với giá niêm yết trong thực đơn nhà hàng. Ngoài ra, đồ ăn thức uống order, phải qua chế biến sẽ được tính phí khác, đồ ăn thức uống có sẵn, bảo quản trong minibar sẽ được tính phí khác. Cụ thể:
- Với đồ ăn thức uống order, phải qua chế biến rồi mang lên phục vụ tại phòng thì quy định chung là phải “chạc” thêm phí là 20% so với giá bán món đó tại menu nhà hàng. Lý do là vì:
+ Thứ nhất, ăn uống tại phòng gây ám mùi thức ăn, dơ phòng khiến khách sạn phải lau dọn vệ sinh, khử mùi; khách ăn uống có thể ra thảm dơ, phải giặt ủi, tẩy rửa tốn chi phí hóa chất và nhân lực, ngoài ra còn tốn chi phí cầu thang máy (nếu có).
+ Thứ hai, nếu khách nào cũng chỉ toàn gọi đồ ăn thức uống lên phòng thì vô tình khiến khu vực nhà hàng trở nên vắng vẻ, khách tiềm năng nhìn vào sẽ có cảm giác nơi này kinh doanh ế ẩm, có thể do món không ngon hay giá đắc, nhân viên phục vụ tệ…
+ Thứ ba, nếu khách tự xuống nhà hàng ăn uống thì hạn chế được hai vấn đề trên, đồng thời lại khiến khách tiềm năng cảm giác khách sạn này làm ăn hưng thịnh, khách đông, sử dụng dịch vụ nhiều.
+ Thứ tư, khách sử dụng dàn trải tất cả các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn để tạo doanh thu chung, quảng bá chất lượng phục vụ chứ không phải chỉ biết có mỗi phòng nghỉ, để khách khi trò chuyện với bạn bè, người thân sẽ có đa dạng chủ đề để nói và để khen, PR miễn phí cho khách sạn, từ đó tạo thêm khách hàng tiềm năng.
- Với đồ ăn thức uống trong minibar thì thông thường, giá sẽ thấp hơn so với giá bán tại nhà hàng. Bởi khách tự lấy, tự phục vụ, nhân viên khách sạn nói chung không phải mang lên hay lấy xuống, không tốn các chi phí liên quan như đồ ăn thức uống order, phải qua chế biến như trên, cũng không tốn chi phí công cụ dụng cụ sử dụng như ly tách, chén, dĩa, nĩa, đũa, muỗng, nước đá, bàn ghế, khăn ăn…
Kinh doanh khách sạn muốn đông khách cần phải chi li tính toán giá sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp. Đảm bảo “thuận mua vừa bán”. Nhân viên khách sạn phụ trách mảng nào thì nên giải thích, thông báo rõ cho khách trước khi khách đồng ý sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó, tránh trường hợp khách phản hồi giá cao, chất lượng dịch vụ kém ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của khách sạn, cho bad review khiến khách sạn mất đi lượng khách hàng trung thành và tiềm năng đáng kể.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên