Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 

Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch đã được tổ chức ngày 8/8 ở thành phố Hội An, Quảng Nam. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ ngành phải đổi mới tư duy trong cách làm du lịch, không để xảy ra tình trạng khách du lịch “một đi không trở lại”.

Liên kết giữa các ngành để phát triển du lịch

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định cần phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là việc làm cần thiết và tránh tình trạng phát triển độc lập, nên có sự liên kết giữa các ngành.

Tại Hội nghị, Thủ tướng đã phát biểu, đánh giá xem thực trạng bất cập của ngành du lịch như thế nào để có cách tháo gỡ khó khăn đưa ngành phát triển với quy mô cao, chất lượng tốt và đạt hiệu quả cao.

Việt Nam là quốc gia có nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hơn nữa người dân luôn hòa đồng thân thiện. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch tới tham quan. Đồng thời, đây cũng là đất nước được mệnh danh là an toàn, luôn đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Trên các địa phương có những cách phát triển ngành du lịch với những quy mô khác nhau.

Thủ tướng Chính phủ xác định, vấn đề chú trọng ở đây là nằm ở công tác tổ chức. Chính vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần nâng cao trách nhiệm, chấm dứt tình trạng hoạt động riêng lẻ trong phát triển du lịch, cần có sự liên kết của nhiều yếu tố, đặc biệt là con người. Các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành du lịch cần chấn chỉnh lại công tác đào tạo, nhất là chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch.

Cần đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định được những tiềm năng sẵn có của ngành du lịch nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Vì vậy, ngành du lịch cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ. Thủ tướng còn nhấn mạnh , chúng ta không phát triển du lịch theo cách xây dựng phố “đèn đỏ” hay làm casino tràn lan.

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các vộ ngành địa phương để có chính sách kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, quan tâm đến các cơ sở lưu trú, dịch vụ nằm trong khu, điểm du lịch. Cần có chế độ xử lý nghiêm, rút giấy phépkinh doanh đối với các cơ sở vi pham.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có biện pháp bổ sung, nâng cao chất lượng cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên để đảm bảo phục vụ đầy đủ khách du lịch cả trong và ngoài nước và đề xuất sửa đổi một số tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế.

Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ muốn đưa ngành du lịch phát triển thành công thì cần phải có một thể chế, chính sách pháp luật phù hợp để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển. Điều quan trọng hơn nữa là người dân tham gia vào hoạt động du lịch cần tạo ấn tượng đẹp đối với khách du lịch. Tránh tình trạng, để khách du lịch một đi không trở lại.

Theo như mục tiêu phát triển đến năm 2020 của ngành du lịch, Việt nam sẽ đóng góp 10 – 20% vào GDP sau 5 năm nữa. Tới năm 2020, Việt Nam sẽ đạt ít nhất 20 tỉ USD xuất khẩu tại chỗ từ du lịch và có ít nhất 15 triệu lượt khách quốc tế, 75 triệu khách nội địa.

Để thực hiện được mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển khách du lịch vào 8/2016. Ngân sách nhà nước cấp ban đầu 200 – 300 tỷ đồng và sử dụng một phần nguồn lệ phí từ việc tham quan, thực nhập cảnh và các chủ thể hưởng lợi từ du lịch và các nguồn đóng góp khác.

Hoteljob.vn hi vọng rằng mỗi chúng ta, những cá nhân đang làm việc trong ngành khách sạn, nhà hàng, du lịch sẽ cố gắng hết mình vì sự phát triển chung của ngành và của cả đất nước.

Ms. Smile

Tags:
Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
4.5 (135 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN