Trước những buổi phỏng vấn, các ứng viên thường chỉ tập trung chuẩn bị để thể hiện kiến thức hay kinh nghiệm mà quên đi phần chuẩn bị câu hỏi để “phỏng vấn” lại nhà tuyển dụng. Nghe thì có vẻ lạ lẫm nhưng có một sự thật rằng, những câu hỏi cuối buổi phỏng vấn dành mà bạn dành cho nhà tuyển dụng lại là chiếc chìa khóa quyết định giúp bạn mở cánh cửa vào công ty mà mình mơ ước!
Khi phỏng vấn, yếu tố quan trọng hàng đầu mà nhà tuyển dụng cần có ở các ứng viên là kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc. Thế nhưng, giữa rất nhiều những ứng viên đáp ứng đủ các điều kiện trên thì bí quyết để bạn thể hiện mình là ứng cử viên sáng giá cho vị trí này là gì?
Cuối mỗi buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường hỏi các ứng viên :”Anh/chị còn có câu hỏi nào muốn biết không?”. Nếu bạn trả lời “Không” cho câu hỏi này, vô hình chung bạn đã tạo cho nhà tuyển dụng ấn tượng rằng bạn là một người bị động thậm chí có tư duy chậm hay hành vi ứng xử kém. Chính vì thế, đây là cơ hội để bạn thể hiện sự chủ động, nhạy bén, thái độ nghiêm túc và cầu toàn của bản thân trong công việc.
Vậy trong trường hợp này, những câu hỏi nào là “đắt giá” để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Hỏi về công ty.
Những câu hỏi về công ty thể hiện niềm mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty và có được sự ổn định trong công việc. Tuy nhiên, bạn nên tránh những câu hỏi quá “ngây ngô” như lĩnh vực hoạt động hay thời gian thành lập của nơi mà bạn tham gia ứng tuyển, những câu hỏi này có thể lại chính là nguyên nhân đánh trượt bạn bởi chúng thể hiện rằng bạn không quan tâm và tìm hiểu về công ty ngay cả khi chúng có sẵn trên website. Thay vào đó, bạn nên hỏi những câu hỏi như phương hướng phát triển trong vòng 5 tới, những sản phẩm, lĩnh vực được chú trọng hay cơ cấu tổ chức, mối liên hệ giữa các phòng ban trong công ty
Tìm hiểu về ví trí tham gia ứng tuyển.
Những câu hỏi về vị trí mà bạn tham gia ứng tuyển không những giúp bạn hiểu rõ những công việc mà mình sẽ đảm nhận mà qua đó còn có thể giúp bạn thể hiện kĩ năng, trình độ nhất định với nhà tuyển dụng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí tuyển dụng cũng như tránh những hiểu lầm không đáng có, bạn nên hỏi nhà tuyển dụng về yêu cầu cụ thể hay người sếp quản lí trực tiếp nếu như bạn được nhận vào làm:
- Ngoài khả năng viết, tổng hợp tin tức và sự nhạy bén với thông tin, vị trí phóng viên tin tức còn có yêu cầu nào khác không?
- Nếu tôi được nhận vào vị trí này, người sếp quản lí trực tiếp mà tôi sẽ làm việc cùng là ai?
Câu hỏi thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp
Đây là những câu hỏi thể hiện sự cầu tiến cũng như sự quyết tâm hoàn thành công việc của bạn. Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn được biết rằng ứng viên có ý định gắn bó lâu dài với công việc hay không, bạn nên khéo léo hỏi những câu hỏi thể hiện sự tâm huyết và nhiệt tình của bạn:
- Mục tiêu cần hoàn thành của vị trí này trong năm nay là gì?
- Quy trình đánh giá năng lực và hiệu quả công việc diễn ra như thế nào và trong bao lâu?
Và cuối cùng, đừng quên cảm ơn và hỏi “Liệu tôi có thể tiếp tục liên lạc với ông/bà được không?” để thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn tới vị trí ứng tuyển. Phỏng vấn không phải là “chất vấn” mà là cơ hội để nhà tuyển dụng và các ứng viên tìm hiểu lẫn nhau, xem mức độ phù hợp của ứng viên với ví trí công việc mà công ty cần tuyển. Chính vì vậy, qua những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng, hãy thể hiện mình là một ứng cử viên thông minh và sáng giá cho công việc mà nhà tuyển dụng cần.
Hoteljob.vn
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên