MỤC LỤC
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2015 - 2018; tháng 10/2019, khách du lịch nước ngoài tăng hơn 34%... là những dẫn chứng cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc về lượng khách của ngành du lịch nước ta. Thế nhưng, vì sao trong bối cảnh đó, nhiều khách sạn lại than ế khách?
Khách quốc tế đến Việt Nam liên tục đạt kỷ lục (Ảnh nguồn Internet)
► Lượng khách du lịch và những con số
Mới đây, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: trong giai đoạn 2015 - 2018, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng gần gấp đôi, từ 8 triệu lên 15,5 triệu lượt khách - đạt tốc độ tăng trưởng 25%/ năm. Và Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới.
Trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam đón 14,5 triệu lượt khách quốc tế - tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm ngoái, đến nay - đây là tháng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2019. Bên cạnh là lượng khách nội địa cũng đạt mức tăng 1,4 lần, từ 57 triệu vào năm 2015 lên 80 triệu vào năm 2018.
Cùng với những kết quả nổi bật đó, du lịch Việt Nam liên tục nhận được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín:
Theo báo cáo của WEF - Diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019 được cải thiện đáng kể, tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng cạnh tranh du lịch toàn cầu, hiện đứng 63 trên tổng số 140 nền kinh tế.
► Lượng khách đầy khả quan - vì sao nhiều khách sạn “than ế”?
Những con số trên cho thấy sự phát triển về lượng khách quốc tế hay nội địa của nước ta là vô cùng khả quan. Nhưng thực tế ghi nhận rất nhiều khách sạn hiện có công suất đặt phòng rất thấp. Các khách sạn ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh dù trong mùa cao điểm nhưng “công suất chỉ đạt 80 - 90%, trong khi các năm trước thì “full” với “over”. Còn các cơ sở lưu trú vùng đang vào mùa thấp điểm như Đà Nẵng, Hội An,… thì chỉ có thể tóm gọn trong một chữ - “buồn”.
Vậy thì nguyên nhân của việc lượng khách liên tục đạt kỷ lục mà khách sạn lại than ế là do đâu?
Có phải vì “bội thực nguồn cung”?
Đặt câu hỏi này ra, không ít Nhà quản lý trong nghề cho rằng đó là do “cung vượt cầu”: lượng cơ sở lưu trú được xây mới quá nhiều trong khi nhu cầu của khách du lịch không cao đến mức ấy.
Với riêng thị trường Đà Nẵng, những con số thống kê cho thấy, kể từ năm 2011, mỗi năm thành phố này tăng bình quân 100 cơ sở lưu trú mới - với khoảng 6.000 phòng. Theo nhận định của một chuyên gia làm việc trong ngành khách sạn tại Đà Nẵng:
Như dẫn chứng trên đây, dù trong mùa cao điểm du lịch nhưng công suất phòng bình quân 9 tháng đầu năm của các khách sạn ở Đà Nẵng chỉ ở mức 47%/ tháng - nguyên nhân xác định là do khủng hoảng thừa khách sạn gây nên.
Thế nhưng, xét ở quy mô toàn Việt Nam, hãy thử so sánh 2 khía cạnh này:
- Tính đến hết năm 2018, nước ta có 28.000 cơ sở lưu trú - tương đương với trên 550.000 phòng, tăng gần 50% so với năm 2015.
- Trong khi với giai đoạn này, lượng khách du lịch quốc tế được công bố là tăng gần gấp đôi.
Đúng ra, lượng phòng tăng gấp rưỡi - lượng khách quốc tế tăng gấp đôi (chưa kể lượng khách nội địa cũng tăng) - cung ít hơn cầu thì công suất phòng vẫn sẽ ở mức cao và tình trạng khan hiếm phòng vẫn sẽ diễn ra?
Nếu con số thống kê lượng phòng tăng là chính xác, nhưng nhiều khách sạn lại cho biết công suất phòng thấp hơn các năm - vậy thì phải chăng vấn đề nằm ở độ tin cậy của những “con số thống kê lượt khách”?
Ngoài ra, sự phát triển của Airbnb tại Việt Nam có thể là một trong những nguyên do tác động khiến công suất phòng của các khách sạn bị sụt giảm. Với sự gia nhập của một lượng không nhỏ “chủ nhà có phòng trống cho thuê” vào thị trường lưu trú - khiến lượng khách đặt phòng của khách sạn - resort bị chia sẻ đi ít nhiều.
► Và tương lai không mấy sáng sủa...
Tháng 9 vừa qua, AMOMA - một trong những kênh OTA lớn và Thomas Cook - kênh lữ hành đã có 178 năm tuổi đời tuyên bố phá sản. Đặc biệt khi Thomas Cook ngừng hoạt động, gần 500 khách sạn ở Tây Ban Nha rơi vào tình trạng điêu đứng và việc chính phủ nước này hỗ trợ gói 3 triệu Euro nhưng vẫn không tạo được chuyển biến - cho thấy mức độ tác động rất lớn từ sự việc đó. Việt Nam cũng nằm trong chuỗi vận hành chung của cả châu Á - nên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Nếu lượng khách Âu - Mỹ bị sụt giảm nhiều mà chúng ta không có khách Hàn Quốc - Trung Quốc thì liệu các khách sạn của Việt Nam sẽ ra sao? Bên cạnh đó còn một chỉ số đáng lo là thời gian lưu trú của khách quốc tế cũng đang giảm dần.
Làm thế nào để kéo khách về cho khách sạn là một bài toán vĩ mô - vì nó phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề khác nhau: chính sách visa, sự đa dạng và hấp dẫn của các sản phẩm du lịch địa phương, công tác quảng bá du lịch… Cho nên chuyện thay đổi không phải là ngày một ngày hai. Nhưng rất mong những con số thống kê về lượng khách không chịu sự tác động của “căn bệnh thành tích, kỷ lục” để nó là tham số - thước đo chính xác cho các nhà đầu tư cân nhắc thật kỹ lưỡng trước mỗi quyết định đầu tư. “Đừng để khách sạn, villa, homestay “mọc lên như nấm” rồi ngỡ ngàng “khách đặt phòng sao chẳng thấy?”.
Để có báo cáo chất lượng và tìm giải pháp ứng phó thích hợp, mời các Nhà quản lý trong nghề dành vài phút tham gia làm khảo sát Dự báo lượng khách đến Việt Nam: Tại đây. Kết quả tổng hợp sẽ được gửi đến email cho người tham gia khảo sát.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên