MỤC LỤC
Đánh giá năng lực nhân viên là căn cứ để nhà quản lý khách sạn – nhà hàng ra các quyết định khen thưởng – kỷ luật hay gia hạn hợp đồng làm việc. Bài viết này, Hoteljob.vn xin giới thiệu mẫu bản đánh giá năng lực dành cho vị trí Giám sát, Trưởng bộ phận để các nhà quản lý tham khảo.
Trong bản đánh giá năng lực các vị trí Giám sát, Trưởng bộ phận thường có những tiêu chí gì?
► Phân loại đánh giá năng lực Giám sát, Trưởng bộ phận
- Đánh giá định kỳ: 3 tháng – 6 tháng để xét thăng chức, tăng lương…
- Đánh giá cuối năm: đánh giá để tăng lương, khen thưởng…
- Đánh giá khác: tùy vào quy định riêng của mỗi khách sạn – nhà hàng
► Vì sao cần phải xây dựng bản đánh giá năng lực nhân viên?
- Để nhân viên biết được năng lực làm việc của bản thân, từ đó, phát huy điểm mạnh – khắc phục điểm yếu và hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ công việc.
- Là căn cứ để nhà quản lý đưa ra các quyết định tăng lương, thăng chức, khen thưởng – kỷ luật, gia hạn hay chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Là căn cứ để nhà quản lý đưa ra các giải pháp cải thiện năng lực làm việc của nhân viên.
- Là căn cứ để điều phối nhân sự về đúng vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn hay khả năng phát triển trong tương lai.
- Là cơ sở để dự báo chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị trong tương lai, đưa ra các giải pháp đào tạo – bồi dưỡng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh doanh của nhà hàng, khách sạn.
► 6 Tiêu chí cần có trong bảng đánh giá năng lực Giám sát, Trưởng bộ phận
- Mức độ thành thạo công việc
- Khả năng tư duy
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch
- Tính chủ động – sáng tạo trong công việc
- Thái độ, trách nhiệm với công việc được giao và tác phong ăn mặc
- Kỹ năng giải quyết tính huống và tính quyết đoán
- Kỹ năng giao tiếp
- Phương pháp quản lý/ lãnh đạo
► Một số lưu ý khi đánh giá năng lực nhân viên
- Khi đánh giá năng lực của bất kỳ vị trí công việc nào trong khách sạn, người thực hiện đánh giá cần nhìn nhận mọi khía cạnh một cách khách quan, công tâm – chỉ ra được cái đúng, cái sai dựa trên những căn cứ xác đáng.
- Về phần người được đánh giá, cần tự nhìn nhận đúng về bản thân, những việc gì làm tốt – những việc gì chưa làm được, điểm mạnh – yếu ở chỗ nào và định hướng hướng phát triển trong tương lại.
- Người thực hiện đánh giá và được đánh giá nên cùng nhau thảo luận để hiểu rõ nhau hơn, thực hiện đánh giá một cách công bằng, dân chủ nhất – đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
Trên đây là một số chia sẻ của Hoteljob.vn về những điều cần biết liên quan đến bản đánh giá năng lực nhân viên trong khách sạn – nhà hàng. Bạn có thể xem chi tiết và download mẫu Mẫu bản đánh giá năng lực các vị trí Giám sát, Trưởng bộ phận: Tại đây.
Ms.Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên