Kinh doanh nhà hàng kiểu tập thể: Nên hay không? (kỳ 2)

Kinh doanh nhà hàng kiểu tập thể đã mang lại nhiều doanh thu hấp dẫn cho các thương nhân, đồng thời cũng cho thấy rõ lợi ích của các khách hàng từ những chính sách cạnh tranh đó. Tuy nhiên, đó không phải tất cả những gì mà chiến lược kinh doanh tập thể này mang lại.

Nhiễu sóng thông tin

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm mà chính sách này mang lại cho người khách hàng thì việc kinh doanh tập thể khiến cho các nhà hàng làm nhiễu sóng thông tin rất nhiều với người mua hàng.

Bạn sẽ đến một dãy phố mà có các hàng nổi tiếng A, hàng nổi tiếng A1, hàng nổi tiếng A2 v.v. Rất nhiều hàng quán mọc lên sau khi có một quán nổi tiếng nào đó được biết đến. Và sau một thời gian thì dãy phố có quán nổi tiếng ấy tự nhiên trở thành một dãy toàn các quán nổi tiếng có số chỉ khác nhau ở chỉ số vậy. Đương nhiên, tư duy buôn có bạn, bán có phường đã chẳng còn xa lạ gì nữa, nhưng việc kinh doanh tập thể như vậy, sẽ khiến cho khách hàng thực sự không thể phân biệt nổi thật, giả nữa.

Đương nhiên, những người chủ cũng chẳng thích điều này. Bởi việc thường xuyên có những hàng quán khác mọc lên ăn theo họ, thì việc khách hàng nhầm lẫn gây ra những tình huồng dở khóc dở cười thật không thể nào chấp nhận được.

Ùn tắc giao thông, trèo kéo khách hàng

Những điều này có lẽ chẳng còn xa lạ gì nữa với các dãy phố tập trung hàng quán như vậy. Việc các khách hàng thường xuyên ra vào một tuyến đường, lại có nhiều quán như vậy, sẽ khiến cho giao thông khu vực này tăng lên đáng kể. Chưa kể là hàng quán đó lại không có chỗ để xe quy củ, lấn chiếm diện tích đi lại, hoặc tận dụng các vỉa hè v.v Điều đó chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự đô thị.

Hiện tượng bảo vệ, chủ quán ra đón khách từ bên ngoài cũng chẳng còn xa lạ gì nữa. Khi đó, những quán san sát nhau, mỗi bên 2 người, sẽ xếp hàng dài trước của quán, thi nhau mời chào khách hàng đến với mình. Các hành động này vừa gây phản cảm, đồng thời làm ảnh hưởng đến giao thông, trật tự nghiêm trọng.

Đương nhiên là nên kết hợp những hình thức kinh doanh tập thể, để tạo ra thế mạnh hợp nhất, mạnh mẽ hơn, tuyệt vời hơn cho việc kinh doanh, và làm cho những người kinh doanh cũng trở nên có vị thế, tiềm năng vững chắc hơn. Tuy nhiên, nếu như những thực trạng trên cứ tiếp diễn mãi thì thật không hề tốt chút nào. Làm thế nào để các nhà hàng có thể cải thiện được những điều đó? Chắc chắn ở chính những người thương nhân, cần nhìn nhận lại kỹ càng hơn và tìm ra giải pháp cho riêng mình.

Tags:
Kinh doanh nhà hàng kiểu tập thể: Nên hay không? (kỳ 2)
4.4 (224 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN