Hướng dẫn viên mùa dịch: Nhận hỗ trợ rồi rồi sao nữa?

Ngày nhận tour từ điều hành gọi đến chắc còn xa, anh Cường hay nhiều nhân sự ngành dịch vụ tìm việc tạm để làm, tạo thu nhập nuôi bản thân và gia đình, chấp nhận thực tế rằng du lịch không còn thời hoàng kim.

thất nghiệp mùa covid, hướng dẫn viên xoay xở đủ việc để sống tiếp
HDV từng có việc làm và thu nhập ổn định vào hàng nhất nhì nhưng nay thì...

Xoay xở đủ việc để Sống tiếp

Ở những đợt dịch đầu tiên, người làm nghề dịch vụ - du lịch gặp may còn được vài ngày công, 1-2 tour ngắn ngày và một chút tip - thưởng. Thu nhập khi ấy cũng đủ chi tiêu cho các khoản sinh hoạt phí tháng đó. Hầu hết đều lạc quan nghĩ dịch rồi sẽ qua mau và du lịch chỉ đang “cảm soàng” một trận thì khỏe. Ai mà biết được…

Anh H.V.Đ, sinh năm 1991, quê Nam Định làm HDVDL quốc tế, thâm niên 5 năm làm việc, chuyên thị trường khách Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan…, cộng tác cho nhiều doanh nghiệp lữ hành có tiếng. Dạo trước khi dịch xuất hiện, mỗi tháng anh đều đặn dẫn trung bình 3-4 đoàn, mỗi đoàn đi 5 ngày, thu nhập vào khoảng 25 triệu đồng/ tháng.

“Trước đây, tôi chạy tour liên tục, 1 tháng phải đến 25 ngày không ở nhà. Thời gian đó, tôi thậm chí còn không rảnh để tiêu tiền và ở bên vợ con. Còn từ khi bùng dịch đến nay, tour bị hủy, việc không có, ở không hết ngày này sang tháng nọ nhưng chẳng có tiền chi tiêu”, anh Đ. chia sẻ.

Được biết, bạn bè anh cùng làm hướng dẫn viên, ai giờ cũng loay hoay tìm việc làm bên ngoài đắp đỡ sống. Đứa làm shipper, đứa bán hàng online, đứa bán bảo hiểm, có đứa qua bất động sản hay mở quán nhỏ kinh doanh mấy mặt hàng linh tinh vừa kiếm tiền, vừa giết thời gian qua ngày. Riêng anh, lúc đầu cũng làm này làm kia nhưng nhà còn 2 con nhỏ đang nghỉ học vì dịch, “đi làm shipper thì tháng cũng chỉ được 5 triệu trong khi muốn đi làm là phải gửi 2 đứa nhỏ cũng mất tầm đó tiền nên tôi lựa chọn ở nhà trông con”, anh Đ. tính.

Một trường hợp khác là anh N.V.T, trước cùng vợ làm lái đò tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) hơn 10 năm nay, thu nhập trung bình của 2 vợ chồng tầm 12-16 triệu đồng/ tháng nhưng cũng do dịch, khu du lịch đóng cửa nên cả 2 thất nghiệp. Để có tiền trang trải, a T. và vợ xin theo chủ máy gặt ở làng bên đi gặt lúa thuê cho nhà dân hơn 1 tháng nay, thù lao trả theo ngày, chừng vài trăm 1 công, đủ ăn cơm ngày 3 bữa sống tạm.

Báo cáo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cho biết, có đến 12,8 triệu người chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó có 557.000 người bị mất việc làm. Dịch vụ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nhân viên khách sạn, du lịch tạm đổi nghề vì "đói" ăn

thất nghiệp mùa covid, hướng dẫn viên xoay xở đủ việc để sống tiếp
Một HDV có tiếng thường full lịch mùa cao điểm

Được hỗ trợ hay không? Nhận xong rồi sao nữa…?

Tin nhân viên khách sạn, HDVDL có tên trong danh sách nhận hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ các gói nghìn tỷ của Chính phủ, dân ngành ai cũng phấn khởi. Số tiền hỗ trợ tuy không cao nhưng rất quý. Vì ngành nghề mình làm được quan tâm kịp thời, lại có tiền kịp lúc để xoay xở ăn uống, chi tiêu qua ngày, đợi dịch. Nhưng kết quả thì… Kẻ có người không. Có thì ít mà không thì nhiều. Đỉnh điểm là gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ gần đây, nhiều HDV tỏ ra bức xúc bởi điều kiện để được nhận hỗ trợ là hoặc phải có hợp đồng lao động, hoặc phải là thành viên của hiệp hội. Ai đáp ứng được thì im lặng chuẩn bị hồ sơ. Ai không thì bất lực, bỏ qua. Vì dịch kéo dài 2 năm qua, sẽ chẳng ai còn ký hợp đồng với HDV cả. Rồi quy định tham gia vào hiệp hội không phải HDV nào trước đến nay cũng hưởng ứng, vì nhiều lý do, có cả những điều khó nói thẳng, nói công khai.

Điều kiện - Hồ sơ - Thủ tục để HDVDL nhận 3,71 triệu đồng từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ

thất nghiệp mùa covid, hướng dẫn viên xoay xở đủ việc để sống tiếp
Một nữ HDV cất thẻ chuyển sang làm công nhân nhà máy 1 năm rồi (ảnh minh họa)

 

Những ngày gần đây rộ lên trào lưu “khoe” được hỗ trợ. HDVDL nghe 2 tiếng “ting…ting” báo tiền về, là 3.710.000 đồng kèm dòng chữ: “hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19”. Người nhận thì ấm lòng còn người không có thì bĩu môi. Dẫu sao cũng là lựa chọn cá nhân của mỗi người. Ai chọn gì thì phải chịu trách nhiệm với điều đó. Cả trước đây và hiện tại, còn tương lai có thay đổi quyết định không thì phải đợi ngành du lịch “sống” - phục hồi và phát triển trở lại mới biết được.

thất nghiệp mùa covid, hướng dẫn viên xoay xở đủ việc để sống tiếp
Tin vui cho những HDV là thành viên của Hiệp hội

 

Còn giờ, nhận thì có thêm một khoản chi tiêu. Số tiền này cân đo đong đếm chắc cũng đủ cho 1 người sống tạm trong 2 tháng trở lại cho các chi phí ăn uống, xăng xe, điện nước… ở mức tiết kiệm. Sau đó thì sao nữa…??? Muốn sống tiếp phải tìm việc để làm, tạo thu nhập ngay từ bây giờ. Bằng không, e khổ quá hóa liều hoặc quẫn trí rồi stress lại bệnh, thêm tiền thuốc thang…

Ms. Smile

Tags:
Hướng dẫn viên mùa dịch: Nhận hỗ trợ rồi rồi sao nữa?
4.8 (238 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN