MỤC LỤC
Nhiều doanh nghiệp trong và cả ngoài nhà nước hiện nay sử dụng hệ số lương làm căn cứ để tính lương cơ bản; xây dựng thang lương, bảng lương cho đơn vị mình. Vậy bạn có biết hệ số lương là gì? Hãy cùng Hoteljob.vn giải đáp câu hỏi này.
Mỗi khách sạn – nhà hàng có những quy định về tính lương nhân viên khác nhau, trong đó cũng có nhiều đơn vị áp dụng cách tính lương cơ bản theo hệ số lương. Trong bài viết này, bên cạnh giúp bạn tìm hiểu “Hệ số lương là gì?”, Hoteljob.vn xin chia sẻ cách tính lương cơ bản theo hệ số lương và Quy định mới nhất về tính lương cơ bản 2018 để nhân sự ngành Khách sạn – Nhà hàng được biết…
Bạn có thể giải thích cụ thể hệ số lương là gì? (Ảnh nguồn Internet)
► Hệ số lương là gì?
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệnh mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp – được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
► Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương nhân viên Khách sạn – Nhà hàng cần biết
Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn áp dụng cách tính lương cơ bản cho nhân viên theo hệ số lương, trong đó có các khách sạn – nhà hàng. Dựa vào hệ số lương theo quy định của nhà nước, các đơn vị có thể xây dựng – điều chỉnh hệ số lương cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của người lao động. Như vậy thì mỗi khách sạn – nhà hàng sẽ có một hệ thống hệ số lương riêng.
Các khách sạn – nhà hàng có thể tự điều chỉnh hệ thống chỉ số hệ số lương cho phù hợp với chính sách tiền lương của đơn vị mình (Ảnh nguồn Internet)
Theo quy định 204/ 2004 của chính phủ, hệ số lương khởi điểm được áp dụng để tính tiền lương cơ bản cho lao động đã tốt nghiệp bậc Đại học là 2,34 – lao động đã tốt nghiệp bậc Cao đẳng là 2,10 – lao động đã tốt nghiệp bậc Trung cấp là 1,86.
⇒ Cách tích lương cơ bản theo hệ số lương được áp dụng theo công thức sau:
Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện đang được áp dụng là 1.300.000 đồng/ tháng
Ví dụ với trường hợp lao động tốt nghiệp đại học đi xin việc làm, được áp dụng hệ số lương khởi điểm 2,34 thì mức lương cơ bản được nhận là:
1.300.000 x 2,34 = 3.042.000 đồng
Tùy thuộc vào hệ số lương được áp dụng mà mức lương cơ bản người lao động được nhận sẽ khác nhau (Ảnh nguồn Internet)
Tìm hiểu thêm: F&B attendant là gì? Tìm hiểu công việc và mức lương F&B attendant trong khách sạn
► Quy định về cách tính lương cơ bản mới nhất 2018
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/7/2018, quy định về tính lương theo hệ số lương bậc Đại học – Cao đẳng – Trung cấp sẽ không còn được áp dụng mà các doanh nghiệp (cả trong và ngoài nhà nước) sẽ chuyển sang áp dụng nguyên tắc xây dựng thang lương – bảng lương theo Nghị định 49/ 2013 của Chính phủ.
- Theo đó, mức lương bậc 1 – mức lương thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng. Từ ngày 1/7/2018, mức lương tối thiểu vùng 2018 được quy định như sau:
- Vùng I: 3.980.000 đồng/ tháng (Một số quận – huyện của Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM; một số thành phố - thị xã – huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Vùng II: 3.530.000 đồng/ tháng (Các huyện còn lại của Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM; một số thành phố - thị xã – huyện thuộc Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hạ Long, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng…)
- Vùng III: 3.090.000 đồng/ tháng (Một số thành phố - thị xã – huyện thuộc Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TT Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Cần Thơ…)
- Vùng IV: 2.760.000 đồng/ tháng (với các địa phương không thuộc vùng I, II, III)
So với năm 2017, mức lương tối thiểu vùng năm 2018 đã tăng lên từ 180.000 – 230.000 đồng/ tháng (Ảnh nguồn Internet)
Theo quy định mới này, mức lương cơ bản mà doanh nghiệp trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và cộng thêm 7% lương đối với lao động đã qua đào tạo nghề.
Ví dụ một khách sạn đang hoạt động tại Đà Nẵng, khi tuyển nhân viên sẽ thực hiện việc tính lương cơ bản như sau:
- Đối với lao động chưa qua đào tạo nghề (Tạp vụ, bảo vệ…) thì mức lương cơ bản sẽ được nhận là 3.530.000 đồng/ tháng (thuộc vùng II) – trong điều kiện làm việc bình thường và đủ thời gian quy định.
- Với lao động đã qua đào tạo nghề (Kế toán, Lễ tân, Bartender, Đầu bếp…) thì mức lương cơ bản sẽ được tính như sau: 3.530.000 + ( 3.530.000 x 7%) = 3.777.100 đồng.
- Thêm vào đó, với lao động đã qua đào tạo mà đảm nhận công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được cộng thêm 5%, khi đó, lương cơ bản được tính: 3.777.100 + (3.777.100 x 5%) = 3.965.955 đồng.
Đây là mức lương cơ bản thấp nhất mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động, tùy theo quy định mà các khách sạn có thể trả lương cơ bản cho nhân viên cao hơn mức lương tối thiểu vùng
- Khoảng cách giữa các bậc lương
Khoảng cách chệnh lệch giữa các bậc lương phải ít nhất bằng 5% để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, chuyên môn – nghiệp vụ. Như vậy, nếu lương cơ bản bậc 1 là 4.000.000 đồng thì bậc 2: 4.000.000 + (4.000.000 x 5%) = 4.200.000 đồng, bậc 3: 4.200.000 + (4.200.000 x 5%) = 4.410.000 đồng. Mỗi khách sạn có thể xây dựng hệ thống thang bảng lương từ 3 – 7 bậc, tùy thuộc vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Theo quy định mới, mỗi khách sạn có thể có từ 3 - 7 bậc lương (Ảnh nguồn Internet)
Xem thêm: Service charge là gì? 6 Điều về Service charge bạn cần biết
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên