ER là gì? Khám phá mô tả công việc của nhân viên ER trong khách sạn

Ngành khách sạn luôn phải đối mặt với sự biến đổi không ngừng của thị trường và nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng, vai trò của nhân viên ER (Employee Relations) trong ngành khách sạn ngày càng trở nên quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhân viên ER là gì và công việc cụ thể của họ trong việc duy trì hoạt động của khách sạn như thế nào?

ER là gì? Khám phá mô tả công việc của nhân viên ER trong khách sạn

 

Với sự phát triển của ngành dịch vụ, việc quản lý nhân sự không chỉ dừng lại ở việc tuyển dụng và đào tạo, mà còn cần sự tập trung đặc biệt vào việc duy trì và nâng cao tinh thần làm việc, gắn kết nhân viên với sứ mệnh và giá trị của khách sạn.

ER là gì?

Employee Relations dịch ra có nghĩa là mối quan hệ nhân viên. Nhân viên Employee Relations (ER) là một vị trí trong lĩnh vực quản lý nhân sự (HR) của một khách sạn. Vị trí này tập trung vào quản lý mối quan hệ giữa nhân viên và khách sạn, đảm bảo rằng môi trường làm việc lành mạnh, các quy định liên quan đến nhân sự được tuân thủ, và các xung đột lao động được giải quyết một cách hiệu quả.

Nhân viên ER thường phải làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong khách sạn để đảm bảo rằng mối quan hệ lao động được duy trì tốt và tuân thủ các quy định liên quan đến lao động và nhân sự. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của nhân viên và đảm bảo sự cân nhắc giữa lợi ích của họ và lợi ích của tổ chức.

Vai trò quan trọng của nhân viên ER đối với khách sạn 

Vai trò của nhân viên ER trong ngành khách sạn không chỉ là quản lý nhân sự mà còn mang tính chiến lược, gắn kết và tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Qua việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết nhân viên với giá trị của khách sạn và giải quyết xung đột, nhân viên ER đóng góp quan trọng vào sự thành công bền vững của khách sạn trong thế giới đa dạng và biến đổi ngày nay.

- Nhân viên ER giúp tạo ra môi trường làm việc khách quan, cởi mở và thân thiện. Điều này thúc đẩy tinh thần cộng tác và sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

- Nhân viên ER đảm bảo rằng các nhân viên hiểu rõ sứ mệnh và giá trị cốt lõi của khách sạn. Điều này giúp họ thấy tự hào và cam kết hơn trong công việc của mình, từ đó thúc đẩy trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

- Khi có xung đột xảy ra, nhân viên ER đóng vai trò là người trung gian giúp giải quyết vấn đề một cách công bằng. Họ cũng thúc đẩy sự đoàn kết trong nhóm làm việc thông qua các hoạt động thú vị và giao lưu.

ER là gì? Khám phá mô tả công việc của nhân viên ER trong khách sạn

Bản mô tả công việc nhân viên ER trong khách sạn

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Quản lý hợp đồng lao động và chính sách nhân sự

  • Theo dõi và đảm bảo tuân thủ các quy định về hợp đồng lao động và chính sách nhân sự của khách sạn.

  • Cập nhật và điều chỉnh chính sách khi cần thiết để đảm bảo phù hợp với thay đổi trong môi trường kinh doanh và quy định pháp luật.

Quản lý môi trường làm việc

  • Đảm bảo rằng môi trường làm việc trong khách sạn là tích cực, cởi mở và không có sự kỳ thị hoặc quấy rối.

  • Giám sát tinh thần làm việc và cảm giác chung của nhân viên trong khách sạn.

  • Tạo ra các chương trình và hoạt động để tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn và khuyến khích sự đoàn kết.

Quản lý quan hệ lao động

  • Phát triển và thực hiện chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng và hiệu suất của nhân viên hiện có.

  • Theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhân viên, đưa ra phản hồi và giúp họ phát triển nghề nghiệp.

  • Đảm bảo rằng các quy định về lao động và quyền lợi của nhân viên được tuân thủ.

Giải quyết xung đột

  • Điều phối quá trình giải quyết xung đột giữa nhân viên và quản lý hoặc giữa nhân viên và nhân viên khác.

  • Lắng nghe mọi phía, thu thập thông tin và thực hiện cuộc họp giải quyết xung đột.

  • Đề xuất giải pháp và hỗ trợ trong việc thỏa thuận giữa các bên để giải quyết xung đột.

Các công việc khác

  • Phối hợp với bộ phận lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp thông qua đánh giá kết quả công việc hàng năm.

  • Hỗ trợ bộ phận quản lý trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm của người lao động.

  • Chủ động đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của các bộ phận trong khách sạn.

  • Tham gia vào các chương trình đào tạo và nâng cao nghiệp vụ khi có cơ hội từ phía doanh nghiệp.

  • Tham gia đầy đủ vào các cuộc họp và tuân thủ quy định về báo cáo công việc.

  • Thực hiện các nhiệm vụ khác dưới sự chỉ đạo từ cấp trên.

 

Yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí nhân viên ER

Khi doanh nghiệp tuyển dụng vị trí nhân viên Employee Relations (ER), họ thường đặt ra một loạt các yêu cầu và tiêu chuẩn cho ứng viên để đảm bảo người được chọn có khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả. Dưới đây là một số yêu cầu phổ biến khi tuyển dụng vị trí này:

- Học vấn và kinh nghiệm: Thường yêu cầu tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý nhân sự, quản trị kinh doanh hoặc các lĩnh vực liên quan. Đối với ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Employee Relations hoặc quản lý nhân sự thường được ưu tiên.

- Kiến thức về luật lao động: Là người đứng trung gian giữa người lao động và doanh nghiệp vì vậy việc hiểu biết về các quy định và luật lao động liên quan đến quản lý nhân sự là một yêu cầu quan trọng.

- Kỹ năng giải quyết xung đột: Để trở thành một nhân viên ER thì bạn cần có khả năng giải quyết xung đột hiệu quả và có kinh nghiệm trong xử lý các vấn đề liên quan đến nhân viên và công ty.

- Kỹ năng giao tiếp:  Công việc của nhân viên Employee Relations thường đòi hỏi sự tương tác với nhiều người và nhiều tình huống đa dạng. Vì vậy, vị trí này không chỉ đòi hỏi kỹ năng giao tiếp khéo léo mà còn yêu cầu khả năng lắng nghe, chia sẻ thông tin, tạo nên tự tương tác tốt với nhân viên và quản lý.

- Kỹ năng phân tích và lập kế hoạch: Nhân viên ER cần có khả năng phân tích thông tin, đưa ra đánh giá và lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề nhân sự.

- Có khả năng làm việc độc lập và hợp tác trong môi trường nhóm làm việc.

- Sự tỉ mỉ và khả năng quản lý thời gian để xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc.

- Trong một số doanh nghiệp hoạt động quốc tế, yêu cầu ứng viên có khả năng sử dụng một hoặc nhiều ngoại ngữ.

Qua những nội dung được nêu ra trên đây có thể thấy, dù không tác động trực tiếp đến doanh thu hay hoạt động kinh doanh của khách sạn. Tuy nhiên, với cương vị là vị trí duy trì hòa thuận và tạo môi trường làm việc tích cực trong khách sạn. ER đóng góp vào sự phát triển và thăng tiến của nhân viên, từ đó đảm bảo sự thành công và ổn định của công ty.

Ms. Smile

Bản mô tả công việc nhân viên Concierge

Tags:
ER là gì? Khám phá mô tả công việc của nhân viên ER trong khách sạn
4.7 (647 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN