Du lịch Việt Nam 2018 – Nở rộ các start-up OTA nghìn tỷ và những bài toán vẫn cần lời giải…

Bên cạnh những “cây đa cây đề” lâu năm như: Saigon Tourist, Vietravel… - ngành du lịch Việt Nam 2018 ghi nhận sự xuất hiện của những OTA gọi được vốn nghìn tỷ, dự báo sẽ khiến “cuộc chiến” cạnh tranh thị phần giữa các đại lý du lịch trực tuyến trong thời gian tới trở nên sôi nổi hơn…

Theo số liệu từ VECOM – Hiệp hội Thương mại điện tử, các OTA toàn cầu như: TripAdvisor, Booking, Agoda, Expedia, Traveloka hiện đang chiếm lĩnh 80% thị phần tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, hơn 10 đơn vị nội địa như: Ivivu, Vntrip, Mytour, chudu24, tripi, gotadi… lại chỉ sở hữu có 20% thị phần – do chỉ phục vụ thị trường khách trong nước và lượng giao dịch còn khá thấp.

Du lịch Việt Nam 2018 – Nở rộ các start-up OTA nghìn tỷ và những bài toán vẫn cần lời giải…

Các đại lý du lịch trực tuyến toàn cầu hiện đang chiếm lĩnh thị phần du lịch Việt Nam

Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International đã đưa ra dự báo rằng, doanh thu bán hàng du lịch trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng 12% trong giai đoạn 2015 – 2020. Mặc dù chịu sự áp đảo của các kênh toàn cầu, tuy nhiên, năm 2018 vừa qua, các start-up hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam đã đón nhận nhiều tin vui.

► VnTrip được định giá 1.000 tỷ đồng – sáp nhập vào Atadi

VnTrip.vn là website & ứng dụng đặt phòng trực tuyến – đã gọi vốn thành công từ nhà đầu tư đến từ Thụy Sĩ IHAG Holding với định giá 45 triệu USD – mở ra cơ hội tiếp cận với đơn vị làm du lịch có kinh nghiệm lâu năm trong ngành du lịch toàn cầu. Từ các vòng gọi vốn trước, VnTrip cũng đã huy động được 13 triệu USD.

Du lịch Việt Nam 2018 – Nở rộ các start-up OTA nghìn tỷ và những bài toán vẫn cần lời giải…

VnTrip.vn được định giá 1.000 tỷ đồng

Sau 1 tháng gọi vốn – VnTrip đã chính thức bắt tay với Atadi – một start-up OTA để lại nhiều ấn tượng trong chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên. Động thái này cho thấy đây là nước cờ “đồng tâm hiệp lực” để cạnh tranh song phẳng với những gã OTA khổng lồ của nước ngoài như Booking hay Agoda…

► Luxstay gọi vốn triệu USD

Du lịch Việt Nam 2018 – Nở rộ các start-up OTA nghìn tỷ và những bài toán vẫn cần lời giải…

Kể từ khi ra đời từ năm 2016, đến nay, Luxstay - ứng dụng kết nối cho thuê nhà ở ngắn hạn đã gầy dựng được mạng lưới gần 10.000 chỗ ở trên cả nước – tập trung ở phân khúc tầm trung và cao cấp: homestay, chung cư, biệt thự…

Hiện start-up này đã nhận được 3 triệu USD tiền đầu tư từ quỹ CyberAgent Ventures, Y1 Ventures cùng một số nhà đầu tư khác tại vòng gọi vốn Bridge Round. Và nhà sáng lập Luxstay cũng đang có kế hoạch tìm kiếm nhà đầu tư và đến giữa năm 2019 sẽ kêu gọi vốn với quy mô trên 10 triệu USD tại vòng Series A.

Ngay từ tháng 9/2018, Luxstay đã bắt tay và trở thành đối tác chiến lược của Rakuten Travel tại Việt Nam. Rakuten Travel được biết đến là đơn vị trực thuộc Rakuten – tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản với 16 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Nếu nhận được những khoản đầu tư lớn như thế, chắc chắn – trong tương lai gần, các start-up OTA này sẽ lớn mạnh dần, đủ sức “đua đường dài” với các OTA ngoại tại thị trường Việt Nam.

► Và những bài toán vẫn cần lời giải…

Ngành du lịch Việt Nam trong vài năm trở lại đây, bên cạnh việc ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá nhanh – gần 30%, vẫn còn đó những “bài toán” cần tìm lời giải để thúc đẩy ngành phát triển hơn.

- Nhân lực

Du lịch Việt Nam 2018 – Nở rộ các start-up OTA nghìn tỷ và những bài toán vẫn cần lời giải…

Lời giải nào cho bài toán nhân lực ngành hiện nay?

Có khá nhiều nhà quản lý khách sạn tại Việt Nam hiện nay đồng ý với quan điểm: nhiều sinh viên mới ra trường thường kén chọn công việc, không sẵn sàng làm các công việc phổ thông – rất tự tin vào bản thân, mong muốn thành đạt sớm trong khi bản thân không có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm với nghề.

Bên cạnh đó còn là câu chuyện năng suất lao động. Giám đốc phát triển Đại học Fulbright Việt Nam – ông Nguyễn Xuân Thành cho biết: năng suất làm việc của lao động làm việc trong ngành Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Nếu như mỗi nhân sự ngành du lịch Thái Lan có được mức thu nhập 8.400 USD/ năm, Malaysia 7.600 USD thì Việt Nam chỉ đạt 3.400 USD (tương đương với khoảng 77 triệu đồng).

- Khai thác du lịch kiểu “giờ hành chính”

Thực tế cho thấy, Việt Nam đang khai thác du lịch kiểu “giờ hành chính” – từ 7h sáng đến 5h chiều mà bỏ qua khung giờ vàng du khách móc hầu bao nhiều nhất - từ 6h tối đến 2h sáng. Do đó, vấn đề làm thế nào để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ vào buổi tối – hấp dẫn du khách chi tiền nhiều hơn cần được các nhà làm du lịch quan tâm.

Du lịch Việt Nam 2018 – Nở rộ các start-up OTA nghìn tỷ và những bài toán vẫn cần lời giải…

Khung giờ vàng du khách chi tiền nhiều nhất thường từ 6h tối đến 2h sáng

- Chính sách visa

Việt Nam đang triển khai chính sách miễn thị thực cho công dân 24 nước và cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào nước ta. Một trong những điểm hạn chế trong chính sách visa của Việt Nam là chỉ cho khách du lịch quốc tế lưu trú tối đa 30 ngày, trong khi rất nhiều du khách đến từ châu Âu muốn được ở lại lâu hơn – khiến họ phải chia hành trình của mình sang thêm các quốc gia lân cận như: Lào, Campuchia hay Thái Lan…

Bên cạnh những vấn đề được Hoteljob.vn nêu ra trong bài viết này, hãy cùng “Nhìn lại một năm du lịch Việt Nam 2018: Thành công nhiều nhưng không thiếu nỗi đau”…

Ms.Smile

Tags: OTA
Du lịch Việt Nam 2018 – Nở rộ các start-up OTA nghìn tỷ và những bài toán vẫn cần lời giải…
4.1 (111 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN