Thống kê từ Tổng cục du lịch Thái Lan, tính đến 15/5, nước này đã đón 9,47 triệu lượt khách quốc tế, đạt doanh thu 391 tỷ baht (khoảng hơn 11,3 tỷ đồng). Điều này cho thấy, ngành du lịch của xứ sở Chùa Vàng đang phục hồi mạnh mẽ và nhiều dự đoán sẽ phục hồi vững chắc ngay cả khi mùa thấp điểm du lịch đang đến gần…
Gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến, chi hơn 11,3 tỷ đồng
Đó là con số ấn tượng khi thế giới vẫn đang nỗ lực phục hồi nền kinh tế chung sau đại dịch. Được biết, tính riêng Quý I/2023, tổng lượt khách quốc tế đến vào khoảng 6,2 triệu lượt, vượt mức chỉ tiêu 6 triệu lượt đã đề ra, góp công vào sự tăng trưởng kinh tế với mức tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,4% so với quý trước.
Theo đó, khách du lịch quốc tế đến Thái Lan được ghi nhận chủ yếu đến từ các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Trong đó, đông nhất là người Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Hàn Quốc, chiếm 47,5% trên tổng số khách quốc tế đến du lịch. Thống kê gần nhất là chỉ trong 1 tuần, từ ngày 8-14/5, đã có 415.309 lượt khách du lịch nước ngoài đến thăm Thái Lan, tương đương 59.329 lượt khách mỗi ngày.
Là thị trường khách quốc tế tiềm năng bậc nhất thế giới, Thái Lan cũng luôn tìm cách thu hút khách Trung Quốc đến du lịch để thúc đầy ngành công nghiệp không khói phục hồi và tăng trưởng nhanh nhất có thể. Họ đã làm gì? – Chính phủ nước này đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng trường hỗ trợ nhiều hơn nữa nhu cầu của du khách quốc tế, đặc biệt là khách Trung; đồng thời tăng thêm các ưu đãi du lịch đặc thù khác. Kết quả: có đến 12.985 chuyến bay từ Trung Quốc đến Thái Lan từ tháng 10/2022 đến tháng 4/2023, tăng tận 98% so với cùng kỳ trước đó và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến tháng 9 tới với con số ước tính là 46.175 chuyến. Điều này kéo theo dự kiến lượt khách du lịch Trung Quốc sắp đón sẽ tiếp tục tăng, vào khoảng hơn 5,3 triệu lượt, thậm chí lên tới 7 triệu lượt nếu các chính sách hỗ trợ hấp dẫn.
Được biết, mặc dù du lịch Thái Lan đang bước vào mùa thấp điểm khiến lượng khách dự kiến sẽ giảm dần. Hơn nữa, ngành cũng đã và đang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài như cuộc đàm phám mức trần nợ công của Mỹ, lạm phát cao và xung đột Nga-Ukraine… Tuy nhiên, những ghi nhận đến thời điểm hiện tại là khả quan cho một năm du lịch phục hồi mạnh mẽ và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa khi vẫn có nhiều ưu đãi để thu hút và kích thích khách đến du lịch.
Du lịch Việt đang phục hồi thế nào?
Không “bứt tốc” mạnh mẽ như Thái Lan nhưng du lịch Việt cũng ghi nhận những khởi sắc nhất định. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, có khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế đến, gấp 19 lần so với cùng kỳ năm 2022. Nếu chỉ tính riêng tháng 4 vừa qua, con số vào khoảng gần 1 triệu lượt, tăng 9,9% so với tháng trước và gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường khách quốc tế đến nhiều nhất, tiếp theo là Mỹ và Trung Quốc. Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan vẫn đang là thị trường hàng đầu gửi khách sang Việt Nam.
Được biết, mục tiêu lượng khách quốc tế trong năm 2023 được đề ra chỉ khoảng 8 triệu lượt. Nghĩa là, chỉ tiêu này có thể đạt được khi mà du lịch Việt vẫn còn 1-2 đợt cao điểm vào những tháng cuối năm với nhiều lễ hội hấp dẫn.
Thế nhưng, nếu nhìn nhận khách quan, so với những thành công đã đạt được của du lịch những năm trước Covid-19, cùng tiềm năng phát triển vượt bật nếu khai thác tốt sẵn có, những con số thống kê trên đây dường như là hết sức khiêm tốn. Bởi sau 1 năm mở cửa trở lại, du lịch Việt vẫn đang vướng phải nhiều điểm nghẽn và đang loay hoay tìm nút thắt để tháo gỡ, phá bỏ những rào cản tồn đọng khiến ngành công nghiệp không khói chậm tăng tốc để phát triển thần tốc, bứt phá hơn.
Điển hình nhất là chính sách visa chưa thật sự cởi mở để tạo thuận lợi cho du khách quốc tế vào Việt Nam, thời gian xử lý visa còn lâu, quy định cấp visa còn hạn chế… Ngoài ra, việc các doanh nghiệp du lịch vẫn phụ thuộc vào đối tượng khách truyền thống, thời gian lưu trú của khách quốc tế còn ngắn, hay nguồn nhân lực cho kỹ năng làm du lịch sau dịch còn thiếu, các sản phẩm du lịch chưa thật sự đa dạng và hấp dẫn… cũng là những cản trở nhất định làm chậm quá trình phục hồi và phát triển của ngành du lịch Việt nói chung.
Ý kiến của bạn thế nào về vấn đề này? Bạn có đề xuất, góp ý cụ thể nào giúp phục hồi và phát triển ngành du lịch Việt?
(tổng hợp)
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên