MỤC LỤC
“Tôi cần tìm mua số lượng lớn khẩu trang N95 cho nhân viên khách sạn...” - “Mình muốn mua 2.000 khẩu trang 3 lớp...” là những đoạn status ngắn được đăng tải đồng loạt trên khắp các trang cá nhân, trong nhiều trang, nhóm bán hàng online mấy ngày nay - khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona diễn biến phức tạp. Vậy, có hay không việc đeo khẩu trang y tế/ N95 sẽ giúp ngăn lây nhiễm dịch bệnh này?
Cập nhật tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tính đến 6h00 sáng 30/1/2020, toàn thế giới ghi nhận 6.165 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 133 trường hợp đã tử vong. Ngoài Vũ Hán (cái rốn của dịch bệnh) thì có đến 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng ghi nhận có trường hợp mắc. Cụ thể:
STT |
Quốc gia |
Số trường hợp |
STT |
Quốc gia |
Số trường hợp |
01 |
Thái Lan |
14 |
11 |
Canada |
2 |
02 |
Australia |
5 |
12 |
Đức |
4 |
03 |
Singapore |
7 |
13 |
Nepal |
1 |
04 |
Mỹ |
5 |
14 |
Sri Lanka |
1 |
05 |
Nhật Bản |
7 |
15 |
Các TVQ Ả-rập Thống Nhất |
4 |
06 |
Malaysia |
7 |
|||
07 |
Hàn Quốc |
4 |
16 |
Phần Lan |
1 |
08 |
Pháp |
5 |
17 |
Hồng Kông |
10 |
09 |
Việt Nam |
2 |
18 |
Macau |
7 |
10 |
Campuchia |
1 |
19 |
Đài Loan |
8 |
Được biết, dịch viêm phổi cấp chủng mới 2019-nCoV do virus Corana phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) hồi cuối tháng 12/2019 và nhanh chóng lây lan sang hàng nghìn người khác bởi khả năng lây nhiễm từ người sang người. Hơn nữa, dịch bệnh xảy ra trùng dịp lễ Tết lớn (của cả người Trung và một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam) càng tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển, thậm chí bùng phát đột ngột sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác mà người nhiễm bệnh, ủ bệnh (tức chưa có biểu hiện bệnh) di chuyển đến. Bằng chứng là chỉ trong vòng 1 tháng, virus Corona đã lây nhiễm hơn 6.100 người, số ca tử vong là 133, với mức tỷ lệ chết khoảng 2,2% - trong khi, virus gây dịch SARS hồi năm 2002 mất gần 4 tháng để lây nhiễm 1.000 người... Tính đến hiện tại, triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh dịch Corona Vũ Hán là người nhiễm bệnh bị sốt, ho và khó thở; chủ yếu xảy ra ở người già và người có vấn đề về sức khỏe, sức đề kháng yếu.
Nhân viên khách sạn - nhà hàng làm gì để phòng dịch?
Chính xác là đang phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chưa bao giờ hình ảnh nhân viên ngành dịch vụ phục vụ khách với gương mặt bị che đi nhưng không bị phàn nàn như lúc này, ngược lại nhiều nơi còn được đánh giá là chuyên nghiệp - vì phòng bệnh cho cả bản thân nhân viên lẫn khách hàng. Việc khan hiếm đến cháy hàng, sạch kho các loại khẩu trang được cho là có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm dịch qua đường hô hấp cũng vì thế mà diễn ra ở nhiều nơi, tại nhiều khách sạn, nhà hàng. Hoặc nếu có thì giá mua cũng vào hàng “cực chát” do chênh lệch cung - cầu. Nhiều người tin rằng, đeo khẩu trang (N95, 3 lớp...) sẽ có khả năng ngăn dịch. Điều này không sai nhưng vẫn không đúng. Bởi, sự thật là “nếu chỉ đeo mỗi khẩu trang thì không đủ khả năng phòng bệnh. Cần kết hợp đeo khẩu trang với rửa tay đúng cách, đúng thời điểm, không dùng tay chưa sạch dụi mắt, che miệng... như thế, việc phòng ngừa mới hiệu quả” - theo BS.TS Phạm Nguyên Quý.
Ngoài ra, việc sản xuất đại trà, thiếu kiểm soát nên chưa được kiểm duyệt của nhiều hãng, đẩy nhiều loại khẩu trang bằng vải “tự chế” đội lót “khẩu trang y tế” được bày bán nhan nhãn trên thị trường, trong cả các nhà thuốc tây càng khiến việc sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn tăng cao. Vì thế, người dân nói chung và nhân viên toàn ngành khách sạn nói riêng phải là người mua hàng thông minh, có hiểu biết để bình tĩnh phân loại và lựa chọn đúng loại khẩu trang phù hợp, tránh tiền mất tật mang trong thời điểm dịch bệnh có thể lây lan từ bất kể ai, đến từ đâu, kể cả đang lưu trú trong tình trạng sức khỏe cực kỳ tốt và ổn định (đang trong giai đoạn ủ bệnh).
Hiện nay, trong phòng ngừa lây nhiễm qua đường hô hấp, 2 loại khẩu trang sau đây là chính thống và được khuyên dùng, đó là:
- Khẩu trang y tế/ khẩu tra ngoại khoa (surgical mask): có 3 lớp và lớp ngoài cùng thường có màu xanh hoặc vàng
- N95 (N95 respirator): lọc được 95% bụi mịn 0.3 micron trong không khí, loại này có tác dụng lọc không khí tốt hơn khẩu trang y tế, tuy nhiên, “thành tích” thực sự trong phòng chống bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp thì chưa rõ. Thêm nữa, loại khẩu trang này cũng khó sử dụng hơn, dễ dùng sai vì “nếu đeo mà thấy thoải mái, dễ chịu (không thấy hơi ngộp thở) thì thường là đeo không đúng, tất nhiên, sẽ dẫn đến không đạt hiệu quả lọc khí tốt như mong đợi”. Ngoài ra, N95 yêu cầu phải được đeo khít kín khuôn mặt nên vì thế mà cũng không vừa với trẻ con (vì khuôn mặt nhỏ) - giảm hiệu quả với người có nhiều lông mặt (râu quai nón) - không thể đeo lâu với những người bị bệnh phổi, tim mạch vì khó thở...
Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, dùng khẩu trang y tế thông thường là đủ hiệu quả ở mức cộng đồng. Chỉ dùng khẩu trang đặc biệt, chuyên dùng trong y khoa khi vào vùng dịch hoặc nơi cách ly bệnh nhân, nghi ngờ có người nhiễm virus nCoV.
Đeo khẩu trang y tế/ N95 có giúp ngăn lây nhiễm dịch viêm phổi Corona?
Câu trả lời là chỉ hạn chế được một phần. Bởi, con đường lây nhiễm chủ đạo của corona virus là:
- Qua tiếp xúc: tay dính mầm bệnh rồi đưa lên mắt, mũi hay miệng
- Qua giọt bắn: từ ho hay hắt xì rồi bắn mầm bệnh ra xung quanh
Vì thế, ngoài đeo khẩu trang, nhân viên khách sạn - nhà hàng muốn phòng bệnh tốt và triệt để nhất, cần tuyệt đối tuân thủ và nghiêm ngặt thực hiện đầy đủ 6 cách phòng ngừa virus corona - tránh phơi nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế Hoa Kì.
Ngoài ra, nhân viên y tế cũng hướng dẫn cách đeo khẩu trang phòng dịch bệnh đúng như sau:
- Rửa tay sạch trước khi đeo khẩu trang;
- Đeo đúng mặt và đúng chiều theo khuyến cáo;
- Kéo khẩu trang để che kín mũi - miệng - cằm
- Ép gọng kim loại để áp sát khẩu trang vào sống mũi;
- Thường xuyên thay mới khẩu trang hoặc thay ngay khi khẩu trang bị bẩn, ướt;
- Chỉ chạm tay vào dây đeo khi tháo hay thay khẩu trang;
- Rửa tay sạch sau khi bỏ khẩu trang bẩn vào thùng rác.
Như vậy, việc đeo khẩu trang kèm với rửa tay đúng cách, đúng thời điểm là cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay cho nhân viên khách sạn - nhà hàng nói chung và toàn thể người dân trên cả nước. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách ăn - uống - nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Yên tâm là “Bệnh do nhiễm virus Corona thường sẽ tự hết khi tế bào miễn dịch nhận biết được sự hiện diện của chúng trong cơ thể và tấn công để tiêu diệt các tế bào bị nhiễm. Việc cô lập/ cách ly người/ nhóm người mắc bệnh là để hỗ trợ điều trị, đồng thời không cho virus có cơ hội nhiễm tiếp sang những người khác.” - theo chuyên gia Nguyễn Hồng Vũ (California, Hoa Kỳ).
Có bắt buộc phải đeo khẩu trang để phòng dịch?
Theo ghi nhận trên fanpage Nghề Khách Sạn, ngoài những nơi sẵn sàng đăng đàn tìm mua số lượng lớn khẩu trang đạt chuẩn để cấp phát miễn phí cho cả nhân viên và khách, yêu cầu đeo khẩu trang... thì không phải mọi khách sạn, nhà hàng hiện nay đều đồng ý cho nhân viên của mình đeo "mặt nạ" trong giờ làm việc. Điều này vô tình khiến không ít Hotelier cảm thấy bức xúc vì cho rằng, bản thân có thể bị lây nhiễm dịch bệnh nếu để “mặt trần” phục vụ khách.
Như đã phân tích trên đây, việc đeo khẩu trang không chưa đủ để giúp ngăn lây nhiễm dịch bệnh, hiện là 2019-nCoV. Tuy nhiên, đó là giải pháp phòng bệnh tức thời, đồng thời giúp cả nhân viên và khách hàng của họ cảm thấy an tâm hơn trong suốt thời gian có mặt tại khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên, không bắt buộc đeo khẩu trang với tất cả mọi người - ở mọi nơi - trong mọi hoàn cảnh, vì thực sự không cần thiết, lại có thể gây lãng phí hay thiếu chuyên nghiệp, thực tế như trong môi trường dịch vụ. Vậy, ai thực sự cần mang khẩu trang? - Đó là:
- Người bị sốt, ho, sổ mũi hoặc bệnh nhân đang hồi phục cần mang để ngăn ngừa việc phát tán mầm bệnh cho người khác;
- Người khỏe mạnh thì không cần mang, trừ khi phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhất là những người đang ho hay hắt hơi mà không mang khẩu trang;
- Nên cân nhắc mang khẩu trang khi đi vào/ ở chỗ đông người, trong phòng kín để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Để việc đeo khẩu trang là hợp lý, tránh khiến khách phàn nàn, cấp quản lý hãy khéo léo đặt bảng thông báo tại quầy lễ tân, đồng thời, yêu cầu nhân viên giải thích rõ để khách hiểu và thông cảm. Khi vấn đề an toàn sức khỏe và tính mạng được đặt lên hàng đầu, chắc chắn, không vị khách nào lại “complain” việc nhạy cảm này.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona vẫn đang diễn biến phức tạp trong khi rất nhiều các nguồn tin không chính thống, chưa qua kiểm duyệt được đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Vì thế, hotelier nói riêng và người dùng mạng thông minh cần tỉnh táo trong vấn đề tham khảo tình hình để tránh nhầm lẫn gây hoang mang dư luận, thậm chí lãng phí thời gian và tiền của vào những việc/ vấn đề không đáng.
Tham khảo thêm: Vì sao toàn ngành khách sạn phải đặc biệt cẩn trọng với dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán?
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên