MỤC LỤC
Được mệnh danh là “sát thủ máu lạnh”, số lượng bệnh nhân tử vong vì ung thư phổi hiện thuộc hàng cao nhất thế giới, xét chung cho nhóm bệnh ung thư. Và điều đáng sợ là, những người làm đầu bếp hay nội trợ lại thuộc Top công việc có nguy cơ mắc ung thư phổi nhanh và nhiều nhất hiện nay...
Ung thư phổi và những số liệu thống kê nghe thôi đã thấy sợ
- Ung thư phổi không có triệu chứng cảnh báo sớm, hoặc có cũng sẽ không rõ ràng, rất dễ lầm tưởng với các bệnh thông thường như viêm phổi, ho soàng, viêm phế quản... Vì thế, nhiều người chủ quan rồi lơ đi, đến khi phát hiện bệnh thì đã rơi vào giai đoạn giữa hoặc cuối, không thể chữa khỏi hoàn toàn được nữa.
- Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn chẩn đoán, phát hiện bệnh và điều trị càng sớm, tỉ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn
- Trung Quốc là nước có số người mắc ung thư phổi cao nhất thế giới, tỷ lệ 17,1% và 21,1% trong số đó tử vong. Ước tính trong khoảng 30 năm từ 2003 đến 2033 sẽ có khoảng 18 triệu người Trung Quốc tử vong vì ung thư phổi.
- Thống kê từ Viện An toàn vệ sinh Đài Loan cho biết, trong số 330.000 đầu bếp Hoa thì có đến 234 người mắc ung thư phổi biểu mô tuyến, cao gấp 2,65 lần so với những người cũng làm trong ngành ẩm thực nhưng không tiếp xúc quá nhiều với khói dầu do nấu nướng sinh ra.
- Người trực tiếp hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi lên đến 13 lần, thậm chí 45 lần nếu một người hút trên 35 điếu thuốc mỗi ngày, tương đương khoảng 2 bao. Còn người tiếp xúc gián tiếp lâu dài với khói thuốc lá thì nguy cơ ung thư phổi tăng khoảng 6 lần. Thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
- Công nhân nhà máy hóa chất, giáo viên, cảnh sát giao thông và đầu bếp là 4 nhóm nghề có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất hiện nay. Ngoài ra, 3 khu vực có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao nhất là Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á (trong đó có Việt Nam).
Tại sao đầu bếp có nguy cơ mắc ung thư phổi cao?
Nguyên do hàng đầu chính là môi trường làm việc của nghề bếp ít lành mạnh hơn so với các ngành nghề khác. Biểu hiện rõ nhất là việc đứng nhiều giờ đồng hồ để nấu ăn trong điều kiện thông gió kém, không khí chứa nhiều khí dầu hóa lỏng, dầu nấu ăn, khói từ việc nấu bếp và rất nhiều các chất có hại khác lẫn trong đó. Đặc biệt, chế biến các món chiên rán ở nhiệt độ cao (trên 1000C) sẽ làm sản sinh ra nhiều chất độc cực kỳ gây hại cho sức khỏe đầu bếp (acrolein). Khi dầu ăn được đun nóng đến trên 2000C sẽ xảy ra hiện tượng “bốc cháy” làm gia tăng khí độc, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư đường hô hấp và tiêu hóa...
Việc người đứng bếp hàng ngày hít phải những loại không khí độc này sẽ tác động và kích thích mạnh mẽ đến mũi, mắt và niêm mạc cổ họng - có thể gây viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và một số bệnh về đường hô hấp khác, tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 2-3 lần so với người bình thường.
Kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia đầu ngành cho thấy, người đứng nấu ăn liên tục trong 1 giờ đồng hồ sẽ tương đương với hút nửa điếu thuốc lá, thậm chí có thể là hút hết nguyên một bao thuốc lá cùng lúc nếu làm trong gian bếp truyền thống xưa là bếp than, bếp củi (những bà nội trợ ở nông thôn chiếm số lượng lớn cho trường hợp này). Ngoài ra, làn da nhanh bị lão hóa, thâm nám, xuất hiện các sắc tố xấu cũng là biểu hiện của việc sống và làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, dù luôn khuyến khích không nên nhưng thói quen hút thuốc ở khá nhiều nam giới làm bếp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho không chỉ chính họ mà những người tiếp xúc xung quanh.
Làm gì để phòng tránh và hạn chế rủi ro mắc bệnh?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, đặc biệt là vùng phổi (chụp X-quang phổi) giúp tầm soát và phát hiện bệnh kịp thời để có phác đồ điều trị phù hợp, tăng khả năng chữa khỏi bệnh
- Đề xuất trang bị các máy móc làm sạch không khí trong không gian bếp làm việc như máy hút bụi, hút mùi, hệ thống thông gió... ngoài ra, cần thiết kế bếp sao cho thoáng và sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh bếp đúng quy trình, quy định.
- Trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ nghề thành thạo, hạn chế tối đa những “tai nạn nghề nghiệp” không đáng có như làm cháy, khét thức ăn, chiên xào không đúng quy trình kỹ thuật, lạm dụng các nguyên liệu chế biến không đảm bảo chất lượng...
- Biết kiểm soát nhiệt độ sôi của dầu trong chế biến. Ở từng mốc nhiệt độ sôi của dầu sẽ tương ứng chế biến các món ăn phù hợp. Điều này cũng giúp hạn chế việc thức ăn bị cháy, khô hay mất ngon, không khí bếp ít ô nhiễm do chế biến không đúng cách.
- Hạn chế, thậm chí tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, không hút thuốc lá cũng giúp các đầu bếp đảm bảo độ chuẩn cho vị giác trong nêm nếm thức ăn.
- Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm tốt, tăng cường sức khỏe cho phổi như cà rốt, rau chân vịt, bí ngô, bắp cải...
- Có lối sống lành mạnh cũng là cách đẩy lùi nhiều bệnh tật...
K là căn bệnh ám ảnh nhiều người bởi nguy cơ tử vong vô cùng cao. Đừng để sự thiếu hiểu biết và tính chủ quan đẩy bản thân đến những bệnh tật nguy hiểm, chưa kể, làm kiệt quệ kinh tế chỉ trong thời gian ngắn nhưng kết quả nhiều khi không mấy khả thi. Các đầu bếp hãy tự bảo vệ mình nhé!
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên