Đặc điểm khách Nhật, nhân viên khách sạn cần biết

Theo thống kê của Tổng cục du lịch, trong 9 tháng đầu năm 2016, khách Nhật đứng thứ 3 trong tổng số khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Lượng khách Nhật đến nước ta ngày càng đông, do đó mà những nhân viên khách sạn cần phải am hiểu văn hóa Nhật Bản để phục vụ khách Nhật tốt hơn. Hoteljob.vn xin chia sẻ những đặc điểm văn hóa Nhật để các bạn có thể gây ấn tượng tốt với khách Nhật.

Chào hỏi

Người Nhật Bản chào hỏi nhau bằng cách cúi đầu, cúi đầu trong thời gian bao lâu, cúi cao hay cúi thấp phụ thuộc vào tuổi tác, chức vụ, địa vị xã hội và kinh nghiệm, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp. Nếu bạn chưa thực sự hiểu hết các nguyên tắc, thì cách tốt nhất là nghiêng người cúi chào để chứng tỏ thành ý tôn trọng văn hóa.

Trong lần đầu gặp đầu tiên thường chào hỏi giới thiệu họ tên rồi sẽ nói mong được giúp đỡ dù có thể người đối diện không giúp đỡ được gì hoặc không liên quan đến công việc của họ, người Nhật luôn giữ khoảng cách. Ôm hôn, bắt tay, vỗ vai không phải là thông lệ của người Nhật.

đặc điểm khách nhật nhân viên khách sạn cần biết

- Cúi chào 30 độ thể hiện sự kính trọng trong lần gặp đầu tiên.

- Cúi chào góc 45 độ thể hiện sự trịnh trọng.

- Cúi đầu chào góc 15 độ chào xã giao hàng ngày.

Người Nhật coi trọng việc chào hỏi khi bắt đầu buổi nói chuyện, hội họp, chào hỏi và kết thúc chào hỏi. Người nhìn thấy trước chào trước, người trẻ cấp dưới phài chú ý cấp trên để chào hỏi trước

Gọi tên

Người Nhật gọi nhau bằng tên, thêm “san” đằng sau tên, không gọi trực tiếp tên không, người Nhật gọi họ không gọi tên, gọi tên phải chính xác. Với cấp trên gọi bằng chức vụ hoặc khi nói chuyện gọi tên thêm chức vụ đằng sau.

Ứng xử

Cách ăn mặc của người Nhật sạch sẽ, gọn gàng quy chuẩn. Trời nóng, người Nhật gặp khách hàng vẫn mặc vest, áo sơ mi dài tay đóng thùng. Trong trường hợp nóng quá nếu họ muốn cởi bớt áo vest ngoài cũng sẽ lịch sự hỏi đối tác trước mặt, dĩ nhiên trong trường hợp đối tác trước mặt đã cởi hoặc không mặc từ đầu. Doanh nhân nam nên mặc vest tối màu, áo sơ mi và cà vạt. Phụ nữ nên mặc trang phục màu tối nhưng phải kín đáo và trang trọng, không nên mang giày cao gót, trang điểm quá đậm hoặc váy quá ngắn.

- Người Nhật không thích nói to, gây ồn ào xung quanh, luôn lịch sự tôn trọng sự riêng tư cá nhân của người khác.

- Tuân thủ giờ giấc

- Luôn chú ý tuần thủ chú ý giờ bắt đầu ko đi làm trễ, hội họp, tiệc tùng...

- Trước khi đến thăm hỏi bất kỳ ai sẽ gọi điện hoặc gửi mail xin phép trước và đúng giờ hẹn.

- Nếu gặp vấn đề bất khả kháng phải đến muộn thì luôn gọi điện báo trước.

Tiền bo

Trong văn hóa của người Nhật không có khái niệm tiền bo, vì trong tập quán của người Nhật phí dịch vụ đã bao gồm trong giá và bo là hạ thấp người được bo.

Tặng quà

đặc điểm khách nhật nhân viên khách sạn cần biết

Thói quen nghi lễ không thể thiếu, tặng quà được xem như thể hiện sự yêu thương, sự kính trọng lẫn nhau và xác định quan hệ xã hội. Quà tặng mang ý nghĩa rất quan trọng nên được lựa chọn và gói rất cầu kì, không phóng khoáng như các nước châu Âu.

Khi nhận quà từ đối tác không nên mở món quà ngay trước mặt người tặng quà. Quà tặng không nên có số 4 hoặc số 9, những vật nhọn hoặc không tặng trà uống vì chúng tượng trưng cho những điều không may mắn ở Nhật. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót.

Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty; gửi thiếp chúc mừng Giáng sinh và năm mới. Thiếp chúc mừng phải được gửi tới tay đối tác trước ngày Giáng sinh, tốt nhất là vào khoảng nửa đầu tháng 12.

Giao tiếp

Người Nhật thường khiêm tốn, tôn trọng người đối điện, thường đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo. Khi giao dịch, làm quen thường trao đổi danh thiếp, đưa bằng 2 tay và tuyệt đối không viết gì lên danh thiếp.

Danh thiếp nên in 2 mặt, một mặt tiếng Nhật và mặt còn lại bằng tiếng Anh. Nên chuẩn bị nhiều danh thiếp hơn so với dự trù một tí. Vì việc không có hoặc hết danh thiếp khi giao dịch là điều bất lịch sự và để lại ấn tượng không tốt với doanh nhân. Thiếp cho đối tác cần thực hiện nghiêm túc và ứng xử theo cách có văn hóa. Đưa bằng hai tay và ngửa mặt có tiếng Nhật lên trên kèm theo hành động cúi đầu chào. Khi bạn nhận danh thiếp từ đối tác, hãy nói “cám ơn”, sau đó đọc thật kĩ rồi cất cẩn thận, mọi hành động như chưa đọc đã vội cất vào túi,… đều được xem là không tôn trọng đối tác. Sau khi nhận danh thiếp bạn nên sắp xếp các doanh thiếp theo thứ tự khách ngồi đặt trên bàn trước mặt mình để ghi nhớ và tránh nhầm lẫn.

Thường khi gặp mặt ngoại giao sẽ tặng nhau quà. Nên để quà trong túi kín, không để khách nhìn thấy khi mới gặp, tặng đối tác vào cuối buổi gặp, không tặng ngay khi gặp vì sẽ làm khách hiểu nhầm mình dùng quà mua chuộc. Ngay sau khi kết thúc công việc nên nhanh tay tặng đối tác quà trước không nên nhận rồi mới tặng lại.

Nên chuẩn bị quà đủ cho số người có mặt, nếu không đủ thì không tặng nữa hoặc tặng cho người có chức vụ cao nhất. Người Nhật coi trọng thứ bậc, quà giá trị tặng người có chức vụ cao nhất. Khi tặng nói chút quà mọn làm kỷ niệm, đưa và nhận bằng hai tay, hơi cúi xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.

Trong ăn uống nếu món ăn hợp khẩu vị, các biểu cảm thích thú sẽ được thể hiện ngay, nếu món ăn không hợp, không ngon người Nhật cũng sẽ ăn, nếu được hỏi họ vẫn nói là ngon nhưng sau đó sẽ không ăn nữa. Dịch vụ không tốt nhiều khi khách cũng không trực tiếp phàn nàn với nhân viên, có thể sau khi về họ gửi mail cho phụ trách khách sạn hoặc lặng lẽ chuyển đi khách sạn khác.

Thói quen để dép

Người Nhật không mang giày dép đi bên ngoài vào nhà, đi chân không hoặc dép trong nhà, khách khi vào nhà khác sẽ lịch sự tháo bỏ giày dép và để quay mũi dép ra phía bên ngoài. Như vậy thể hiện với người vào sau là nhà đang có khách và khách khi ra về sẽ tiện xỏ giày dép.

đặc điểm khách nhật nhân viên khách sạn cần biết

Uống rượu

Người Nhật khi uống rượu sẽ rót rượu cho lẫn nhau, tôi rót cho bạn, bạn rót cho tôi, rượu uống cạn chén. Với văn hóa warikan, khi ăn uống người Nhật thường hay tính riêng tiền từng người trừ trường hợp được mời ngay từ đầu. Người Nhật coi trọng lương thực lúa gạo nên chú ý cố gắng ăn hết nếu không chỉ bớt lại chút xíu.

Văn hóa xin lỗi và cám ơn

Người Nhật khi nhờ, gây phiền hà hoặc nhận sự giúp đỡ từ ai luôn luôn xin lỗi và cảm ơn.

- Xin lỗi vì đã làm phiền, xin lỗi vì để bạn phải để tâm đến..

- Cám ơn đã giúp đỡ, cám ơn đã quan tâm, cảm ơn đã đợi...

Chú ý cảm ơn và xin lỗi khách ngay khi nhận được giúp đỡ hoặc gây phiền cho khách.

Lưu ý khi phục vụ

- Người Nhật sẽ cảm thấy không hài lòng về đối tác khi họ gọi điện đến nhân viên phục vụ mà không thấy có người trả lời máy điện thoại hoặc trả lời không đúng mực.

- Ưu tiên khách, có chuyện gì chúng phải giải quyết vấn đề của khách trước. Trong thẩm quyền không giải quyết được phải báo ngay với cấp trên để kịp giải quyết cho khách.

- Không để khách phải chờ, những điều khách nói cố gắng thực hiện ngay

- Chào hỏi to rõ ràng, giọng khỏe khoắn

đặc điểm khách nhật nhân viên khách sạn cần biết

- Khi đưa hay nhận từ khách cái gì phải đưa cả bằng hai tay

- Đi đúng làm việc phải nhẹ nhàng giữa yên tình đặc biệt các phòng có khách

- Những chỗ khách dễ thấy không được nói chuyện riêng

- Tuyệt đối tuân thủ giờ giấc

- Khi khách hàng phàn nàn việc đầu tiên phải xin lỗi khách lắng nghe khách trước không chen ngang không giải thích khi khách nói chưa xong.

- Dọn dẹp phòng khách nên chú ý giữ nguyên các vị trí đồ đạc của khách, không tự ý di chuyển hoặc sự dụng cũng như bỏ đi khi chưa có thông báo của khách.

Tìm việc làm nhà hàng - khách sạn trên Hoteljob.vn

Hoteljob.vn tổng hợp

Tags:
Đặc điểm khách Nhật, nhân viên khách sạn cần biết
4.4 (684 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN