Với quá trình hội nhập nhanh chóng, từ một quốc gia nổi tiếng với văn hóa no-tip, giờ đây văn hóa này đã trở nên phổ biến hơn trong ngành dịch vụ Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch – khách sạn.
Văn hóa no-tip xuất phát từ truyền thống cần cù, tiết kiệm theo của nhân dân ta. Tại sao mình lại phải trả thêm tiền cho một dịch vụ, một món hàng mà đã in sẵn giá? Chẳng phải là vất tiền qua cửa sổ hay sao? Một đồng cũng là tiền, không thể tiêu xài phung phí được. Đó là suy nghĩ chung của người dân Việt Nam khi mua bất cứ hàng hóa hay sử dụng dịch vụ nào. Ngoài ra, còn một lí do khác khá là “nhạy cảm” đó là lòng tự trọng của chính những người nhận được tiền típ. Ở một khía cạnh nào đó, tiền típ/bonus bị nhìn một cách lệch lạc là sự “bố thí”. Đối với một đất nước trọng lễ nghĩa như Việt Nam thì điều này không phải lúc nào cũng được chấp nhận.
Tuy nhiên, với một lĩnh vực có sự lan tỏa và giao thoa văn hóa mạnh mẽ như ngành dịch vụ du lịch, văn hóa típ đã xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Khác với suy nghĩ của phần đông người Việt, ở các quốc gia khác tiền típ thể hiện cho sự hài lòng và biết ơn dành cho những người phục vụ. Nhìn theo một cách tích cực, tiền típ là minh chứng tốt nhất để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng dành cho các dịch vụ được sử dụng.
Không chỉ để thể hiện sự cảm ơn, ở các nước phát triển tiền tip còn được coi là cách ứng xử lịch sự và văn minh. Bản thân những người làm trong nghề cũng nói rằng, việc nhận được tiền típ, dù ít sẽ làm họ cảm thấy có động lực hơn để làm việc. Một số tiền nhỏ cùng với lời nói lịch sự, trân trọng giống như một lời khen ngợi, động viên: “Bạn làm tốt lắm!” hoặc “Chúng tôi rất biết ơn!” sẽ khiến họ thấy yêu công việc của mình hơn.
Gần đây, bức ảnh chụp lại hóa đơn thanh toán chi phí ở khách sạn Hadana Boutique Đà Nẵng của một khách hàng cùng với số tiền típ khá lớn đã nhận được rất nhiều sự tán thưởng của người xem. Không chỉ hào phóng khi bonus cho nhân viên Housekeeping tới hơn 5,5 triệu đồng, mà lời gửi gắm của vị khách này cũng rất lịch sự, trang trọng. "Còn lại 5 triệu 536 ngàn, xin gửi lại cho nhân viên làm phòng". Tất nhiên trong kinh doanh, ai cũng muốn có thêm lợi nhuận nhưng vấn đề cốt lõi khiến những người làm trong ngành dịch cảm thấy “hoan hỉ” hơn cả là dấu hiện cho thấy các du khách Việt cũng đã bắt đầu có nhận thức tiến bộ hơn về văn hóa típ với chính những khách sạn ở ngay quê hương của mình.
Thật khó để đánh giá văn hóa cư xử này là tốt hay xấu, là nên hay không nên. Bởi ngay chính mỗi quốc gia cũng có cách nhìn nhận trái chiều về những món tiền típ. Ví dụ như ở Thái Lan, có đến 84% du khách trả lời rằng có thói quen “boa” khi đi du lịch hay sử dụng dịch vụ, nhưng ở Nhật Bản thì lại hoàn toàn ngược lại khi những món tiền thưởng thêm hoàn toàn không được chào đón, thậm chí người phục vụ sẽ cảm thấy bị “sỉ nhục” khi bạn đưa tiền tip cho họ.
Tuy nhiên, có một sự thật không thể chối cãi là văn hóa tiền tip khiến người làm trong ngành dịch vụ cảm thấy có động lực hơn để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Nói không xa, Thái Lan đang dần vươn lên trở thành một thị trường năng động đầy phát triển cho ngành công nghiệp dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng. Mặc dù vậy, bản thân người làm cũng nên có cái nhìn trực quan, không nên có suy nghĩ tiền típ là mặc định phải có, để tránh làm ảnh hưởng tới hình ảnh và chất lượng của nơi làm việc.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên