Cứ 2 người Đông Nam Á thì có 1 người dự định đi du lịch vào 6 tháng tới

Tình hình du lịch bắt đầu khởi sắc trở lại sau khủng hoảng dịch Covid-19, theo báo cáo chuyên sâu về du lịch năm 2022 của Grab thống kê được các đặc điểm tình hình xu hướng đi du lịch như sau: Du khách sẵn sàng đi du lịch trong 6 tháng tới, du lịch theo nhóm chiếm đa số, trải nghiệm địa phương được yêu thích hơn, lên kế hoạch du lịch trước thời hạn, chú trọng bảo hiểm du lịch và xu hướng chi tiêu nhiều hơn ở lĩnh vực khác.

Cứ 2 người Đông Nam Á thì có 1 người dự định đi du lịch vào 6 tháng tới

Những đặc điểm của xu hướng du lịch mới nhất

1. Sẵn sàng đi trong 6 tháng tới

Theo báo cáo chuyên sâu về du lịch năm 2022 của Grab, cứ 2 người Đông Nam Á thì có 1 người dự định đi du lịch vào 6 tháng tới. Đối với những người có dự định đi du lịch, 71% có kế hoạch đi du lịch trong nước và 39% mong muốn du lịch nước ngoài. Còn với những người không có dự định đi du lịch xuất phát từ nguyên nhân thiếu thời gian chiếm 46%.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023, số lượng khách du lịch trong nước đã đạt đến 20 triệu lượt, khách quốc tế đạt 1,8 triệu lượt khách, tăng khoảng 7,1% so với tháng trước, gấp khoảng 36,6 lần so với cùng kỳ năm 2022. Ước tính tổng doanh thu của 2 tháng đầu năm 2023 là khoảng 85,6 nghìn tỷ đồng.

Những quốc gia thường được du khách lựa chọn phải kể đến như Thái Lan, Singapore và Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, Hàn Quốc là nước được du khách nước ta lựa chọn đi đến nhiều nhất, với 560 nghìn lượt khách. Tiếp đến là Hoa Kỳ với 148 nghìn lượt khách và Thái Lan với 94 nghìn lượt khách.

Tính riêng ở khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia thống kê được số liệu cụ thể về tốc độ phát triển du lịch tăng trưởng vượt trội như Hàn Quốc - tăng 16, 4% so với tháng trước, Đài Loan - tăng 87,7% so với tháng trước, Trung Quốc - tăng 246,6% so với tháng trước với con số lên đến 59 nghìn lượt khách, Lào - tăng gấp đôi so với tháng trước với 14,4 nghìn lượt khách.

Báo cáo chuyên sâu của Grab cũng đưa ra bảng số liệu thống kê về xu hướng đi du lịch ở các quốc gia như sau:

Cứ 2 người Đông Nam Á thì có 1 người dự định đi du lịch vào 6 tháng tới

2. Du lịch theo nhóm

84% du khách lên kế hoạch du lịch từ 3 - 5 người để nghỉ ngơi, thư giãn cùng bạn bè, người thân. Du lịch theo gia đình trở thành loại ưu tiên hàng đầu của nhiều người: 59% người muốn đi du lịch với gia đình, 37% lựa chọn đi với vợ chồng hoặc người yêu và 31% muốn đi cùng bạn bè.

Những lý do khiến du khách thường mong muốn đi du lịch theo nhóm xuất phát từ: 60% lựa chọn nơi để nghỉ ngơi, 33% mùa lễ hội như tết, giáng sinh,... 25% đi chơi thư giãn với bạn bè. 

Ưu điểm của du lịch theo nhóm phải kể đến như:

- Hạn chế rủi ro về dịch bệnh, hướng đến các trải nghiệm an toàn, bền vững.

- Góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết khi du lịch cùng nhau, chia sẻ và đồng hành trên mọi nẻo đường.

- Tiết kiệm chi phí: Nhóm đông người sẽ tiết kiệm được khoản chi phí về tiền phòng khách sạn, thuê xe đi lại, vé máy bay có nhiều ưu đãi hơn.

- Gia tăng trải nghiệm, vốn sống, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi chia sẻ từ các thành viên, góp phần giúp đỡ các vấn đề trong cuộc sống.

3. Yêu thích trải nghiệm địa phương

Theo thống kê của báo cáo chuyên sâu năm 2022, 51% du khách muốn nếm thử các món ăn ngon ở các địa phương, 36% người muốn trải nghiệm văn hóa phong tục tập quán vùng miền, 54% có xu hướng đi thăm quan ở những địa điểm ở địa phương. Đặc biệt, trong đó có 47% người muốn khám phá các bãi biển ở các địa phương, cụ thể là cặp đôi và gia đình.

Trải nghiệm địa phương được du khách ưa chuộng vì họ được đi sâu vào văn hóa bản địa, tham gia các hoạt động sinh hoạt đời thường của người dân, đồng thời khám phá tìm hiểu về văn hóa, giá trị truyền thống của vùng miền. Những trải nghiệm này góp phần nâng cao nhận thức của khách du lịch với vấn đề bảo vệ di sản văn hóa môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, hỗ trợ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thiên nhiên, thúc đẩy các làng nghề truyền thống phát triển, củng cố vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa.

Báo cáo chuyên sâu cũng chỉ ra cụ thể xu hướng lựa chọn bãi biển của từng quốc gia theo cấp bậc như sau:

Cứ 2 người Đông Nam Á thì có 1 người dự định đi du lịch vào 6 tháng tới

4. Lên kế hoạch chi phí cho chuyến du lịch

Khách du lịch ít có xu hướng chi tiêu tùy hứng, bốc đồng vì thế hãng thương hiệu nên thực hiện chương trình quảng cáo thu hút khách hàng trong giai đoạn xây dựng kế hoạch du lịch để được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn. 

Chẳng hạn như du khách thường sẽ lựa chọn các loại hình du lịch phù hợp với điều kiện tài chính như du lịch một mình, tự túc, theo tour hay nghỉ dưỡng,... Với gia đình thì du lịch nghỉ dưỡng ở khách sạn, resort luôn là lựa chọn hàng đầu. Với du khách lựa chọn du lịch với bạn bè thì loại hình du lịch bụi, tự túc, du lịch nghỉ dưỡng thường được ưu tiên vì đề cao tính năng động, trải nghiệm.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, du khách thường sẽ lựa chọn du lịch ở mùa thấp điểm vì giá tiền phòng không quá cao. Vì thế, các hãng phòng khách sạn, máy bay có thể tận dụng để đưa ra các chương trình ưu đãi, giảm giá thu hút khách hàng. Kế tiếp là giai đoạn xây dựng lịch trình điểm đến, các hoạt động vui chơi giải trí,... Lúc này, các hãng du lịch vẫn có thể xây dựng đầu tư phát triển những khu vui chơi, đáp ứng nhu cầu sống ảo, trải nghiệm hoặc decor họa tiết phù hợp với từng thời điểm, dịp lễ tết quan trọng.

5. Bảo hiểm du lịch

Sau khủng hoảng đại dịch Covid-19, du khách bắt đầu có xu hướng quan tâm đến vấn đề sức khỏe, cụ thể là bảo hiểm du lịch. Theo kết quả thống kê của báo cáo chuyên sâu, trước Covid-19, chỉ khoảng 36% người có dự định mua bảo hiểm du lịch. Tuy nhiên, sau Covid-19, con số này đã lên đến 48% du khách. Nếu 44% người nghĩ rằng không cần mua bảo hiểm khi đi du lịch thì đã có hơn 51% người đã sở hữu gói bảo hiểm trong hành trình du ngoạn.

Bảo hiểm du lịch là phương án bảo vệ sức khỏe, tài chính của du khách và gia đình khi đi du lịch hoặc công tác. Những đối tượng của bảo hiểm du lịch thường sẽ rất rộng, từ trẻ em 1 tháng tuổi đến người già trên 75 tuổi. Bảo hiểm du lịch sẽ bồi thường tất cả chi phí phát sinh, viện phí liên quan đến con người, tài sản với vài quyền lợi điển hình cụ thể như sau:

- Bảo vệ bản thân trước những rủi ro về bệnh tật, ốm đau, tai nạn,... trong quá trình du lịch hoặc làm việc ở các quốc gia khác.

- Hỗ trợ các vấn đề phát sinh tại sân bay như chuyến bay bị trì hoãn/ hủy bỏ do thời tiết xấu, lịch trình bay,...

- Góp phần giải quyết, xử lý các vấn đề giấy tờ như bị mất giấy tờ cá nhân, hộ chiếu, visa ở nước ngoài thì bảo hiểm du lịch sẽ chi trả để cấp lại giấy tờ mới, chi phí khách sạn để cấp lại giấy tờ mới,...

- Giải quyết các vấn đề khẩn cấp về y tế như vận chuyển y tế, cấp cứu bằng máy bay, xe cứu thương,... để du khách được an toàn trong suốt hành trình.

Hiện nay, bảo hiểm du lịch có 2 loại: Bảo hiểm du lịch trong nước và quốc tế.

6. Xu hướng chi tiêu cho giải trí bên ngoài và chăm sóc bản thân

Bên cạnh việc du lịch, du khách còn chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động giải trí và chăm sóc bản thân cụ thể như sau:

65% người có xu hướng chi tiêu mua sắm tạp hóa, 58% người chi tiêu cho việc ăn uống, 32% chi tiêu cho hoạt động thể thao giải trí, 41% người đầu tư tiền vào thời trang, quần áo, 38% chi tiêu cho thiết bị điện tử và 33% người có xu hướng chi tiêu vào việc chăm sóc bản thân/ làm đẹp.

Cứ 2 người Đông Nam Á thì có 1 người dự định đi du lịch vào 6 tháng tới

Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch, mỗi khách quốc tế đặt chân đến nước ta chỉ chi tiêu bình quân khoảng 1300 USD/ người so với cơ cấu chi tiêu của khu vực không quá cao, chủ yếu dành cho việc ăn uống, đi lại (80%), chi phí mua sắm (20%). Trong khi đó, du khách quốc tế khi đến các quốc gia khác như Thái Lan, Singapore,... lại chi phí cho hoạt động vui chơi, giải trí mua sắm hàng hóa đồ quần áo, đồ lưu niệm đến 50 - 60% trong tổng chi phí.

Vì thế, nước ta nên đẩy mạnh các hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc, mới lạ, cuốn hút, các hàng lưu niệm riêng biệt, hấp dẫn, sản phẩm thân thiện với môi trường, chăm sóc sức khỏe bản thân, thư giãn nghỉ ngơi giải trí,... Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có mặt hàng xuất khẩu chất lượng tốt như may mặc, quần áo, giày dép, nông sản,... Vì thế, nước ta có thể nghiên cứu thúc đẩy phát triển sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế đang gia tăng hiện nay.

Các giải pháp phát triển du lịch đáp ứng xu hướng mới

Dựa theo thống kê này, những giải pháp để phát triển du lịch đáp ứng xu hướng mới cụ thể như sau:

- Xây dựng chuyến du lịch, dã ngoại cùng bạn bè

- Xem xét chương trình khuyến mãi theo nhóm, gia đình, bạn bè.

- Tạo cơ hội cho khách du lịch trải nghiệm văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực địa phương

- Thu hút khách du lịch trong giai đoạn lập kế hoạch, tập trung vào phân khúc khách hàng có ngân sách cố định, mở.

- Dùng từ ngữ thông điệp giải quyết mối lo về tai nạn du lịch, chú trọng bảo hiểm tai nạn du lịch và các chi phí y tế.

- Đa dạng hàng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra nét đặc trưng riêng biệt ở quà lưu niệm, khu vui chơi giải trí đáp ứng tối đa nhu cầu du khách.

- Cần có sự trợ giúp của nhà nước, giảm giá dịch vụ lưu trú, ăn uống, giảm giá tour.

- Quảng bá chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng vùng miền đến du khách, chú trọng vào việc tạo ra sự đổi mới, lạ lẫm cho du khách.

...

Báo cáo chuyên sâu về du lịch năm 2022 của Grab: Tại đây.

Ms. Smile

Tags:
Cứ 2 người Đông Nam Á thì có 1 người dự định đi du lịch vào 6 tháng tới
4.9 (909 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN