Câu chuyện được chia sẻ gần đây trên một diễn đàn về khách sạn của một housekeeper đang làm việc cho một khách sạn 4 sao tại Singapore đang thu hút được sự quan tâm lớn của những bạn trẻ. Câu chuyện là tâm sự của của một nhân viên buồng phòng dưới lăng kính nghề nghiệp về văn hóa ở khách sạn của người Việt Nam đã nhận được rất nhiều những ý kiến đồng tình.
Trong bài viết, tác giả đã thẳng thắn chỉ ra những thói quen của người Việt khi ở khách sạn như bày bừa phòng, xả rác lung tung mặc dù có thùng rác hay không có thói quen típ cho nhân viên dọn phòng. Tác giả còn không ngần ngại khi nói rằng, dọn dẹp phòng cho khách Việt Nam là điều là họ cảm thấy ngán ngẩm đồng thời, kêu gọi khách Việt “Hãy tội nghiệp cho những người dọn phòng khách sạn”. Dưới đây, hoteljob.vn xin được trích dẫn nguyên văn câu chuyện được chia sẻ:
“Tôi hiện đang làm dọn phòng khách sạn 4 sao ở Singapore. Sau thời gian dài làm việc tôi thấy người Việt Nam mình trong con mắt của những người dọn phòng khách sạn là "vô cùng bê bối". Khi biết khách ở là người Việt Nam thì họ lắc đầu ngán ngẫm nếu giao họ dọn phòng đó vì vừa dơ, vừa không có tiền típ. Họ thích dọn phòng cho người Nhật nhất. Vì họ ở rất ngăn nắp và sạch sẽ. Lại típ cho phục vụ phòng mỗi ngày. Ít nhất là 2 SGD mỗi ngày. Họ ngán nhất là người Ấn Độ, Indonesia, và Việt Nam.
Tôi muốn gửi đến một thông điệp "Hãy tội nghiệp cho người dọn phòng khách sạn". Bạn típ hay không là tùy vào độ phóng khoáng của bạn. Nhưng làm ơn đừng:
1. Xả rác đầy phòng trong khi đã có thùng rác.
2. Nếu có ăn mì ly. Làm ơn cứ để ly trên bàn hoặc để ly đứng trong thùng rác . Đừng quăng vào thùng rác một cách cẩu thả làm đổ nước mì ra thùng rác ( người dọn phòng không thích điều này).Vì như thế người dọn phòng phải đem thùng rác đi rửa ( tốn thời gian)
3. Nếu có bấm nút " Do not disturb". Thì ra khỏi phòng xin nhớ tắt. Vì người dọn phòng không thế dọn phòng bạn nếu đèn "Do not disturb" sáng. Đồng nghĩa với họ mất một phòng. Lương của họ tính theo phòng.
Tôi xin chia sẻ một chút về công việc dọn phòng để các bạn hiểu và thông cảm . Chúng tôi được giao mỗi người một ngày dọn 17 phòng trong 8 tiếng. Khi khách trả phòng phải thay toàn bộ ga giường và mền. Nếu ngày nào có trên 10 phòng trả thì chúng tôi sẽ làm lố giờ nhưng vẫn không được tính thêm tiền. Cho nên những phòng khách ở sạch chúng tôi đỡ tốn thời gian dọn dẹp nên sẽ dọn nhanh hơn. Chúng tôi phải làm nhanh và tốn nhiều sức lực. Công Công việc này không không phải ai cũng làm nổi. Nó nặng nhọc và áp lực. Nếu ai không cố cố gắng thì sẽ bỏ trong thời gian học việc.Khi khách có típ thì tất nhiên chúng tôi sẽ chăm sóc chu đáo hơn ( như để nhiều nước, cà phê hơn quy định, thay áo gối mỗi ngày , thay ga giường thường xuyên hơn...) .
Tôi thích phong cách của người Nhật. Họ ngăn nắp, lịch sự, ấm áp, và luôn tôn trọng người khác). Có những người khách típ tiền kèm thêm một thỏi sô cô la hoặc vài viên kẹo, không quên viết chữ "thank you" cho chúng tôi. Có lần tôi rất cảm động khi có vị khách đặt chiếc hamburger trên tờ 5 đô la. Kế bên là dòng chữ "Thank you for cleaning my room". Tôi cảm nhận được sự quan tâm và tôn trọng. Tôi chưa thấy khách người Việt Nam nào xử sự như thế. Tôi thấy họ có vẻ xem thường công việc của chúng tôi. Khi tôi chào,họ không đáp lại. Khác hẳn với người Nhật. Họ luôn chào lại với nụ cười rất thân thiện. Với thời gian làm việc 2 năm tôi chưa gặp được một người khách Việt Nam ngăn nắp, lịch sự và típ cho phục vụ phòng . Con em Việt Nam chúng ta nên được dạy tính cách ngăn nắp, lịch sự, biết tôn trọng và thông cảm với người khác ngay từ nhỏ. Để tương lai con người Việt Nam trở nên đẹp trong mắt bạn bè năm châu.
Xin hãy để lại ít nhất 2 đô la cho phục vụ phòng. Điều đó làm họ thấy hứng khởi làm việc và biết ơn”.
Câu chuyện kể trên không chỉ là chia sẻ về những buồn vui trong nghề khách sạn mà còn chứa đằng sau nhiều điều đáng để chúng ta suy ngẫm. Và một lần nữa, văn hóa công cộng của người Việt và người Nhật được đặt lên bàn cân so sánh với nhau. Cách tốt nhất để cảm thông với một người chính là đặt mình vào hoàn cảnh của chính người đó, mà trong trường hợp này chính là bộ phận Housekeeping của khách sạn.
Tuy rằng, không thể lấy một bộ phận để đánh giá cả một tập thể một cách phiến diện, nhưng mỗi người chúng ta hãy học cách cư xử một cách văn minh hơn để hình ảnh của người dân Việt Nam ngày càng đẹp và hoàn mĩ hơn trong mắt bạn bè quốc tế!
Hoteljob.vn
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên