Đây là thắc mắc được rất nhiều các bạn ứng viên trong ngành đặt ra tại Live stream “Con đường phát triển Nghề Khách Sạn” do Hoteljob.vn phối hợp Fanpage Nghề khách sạn tổ chức vào tối 11/5. Live stream với sự tham gia chia sẻ của Mrs. Nguyễn Bích Nhung – hiện đang là Rooms Division Manager – Khách sạn 5 sao Hilton Hanoi Opera.
Con đường phát triển nghề khách sạn
Trong suốt hơn 2 giờ Live stream, có rất nhiều câu hỏi đã được các bạn trẻ lẫn cộng đồng nhân sự trong ngành đặt ra cho khách mời. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, hầu hết các câu hỏi đều được Mrs. Nhung trả lời rất nhiệt tình, tâm huyết. Hoteljob.vn xin trích lược lại một số câu hỏi để những bạn chưa xem buổi chia sẻ có thêm được nhiều thông tin bổ ích cho bản thân.
Bạn có thể xem đầy đủ Live stream: Tại đây
- Hỏi: Từ nhân viên lên Supervisor hoặc Manager có cần bằng cấp Đại học hay Cao đẳng gì không? Cần điều kiện gì để được thăng tiến lên những chức vụ như thế?
Về chuyện nhân viên lên làm Supervisor hoặc Manager có cần bằng cấp Đại học hay Cao đẳng hay không là tùy thuộc vào từng khách sạn. Những khách sạn cấp cao, chú trọng việc đánh giá theo tiêu chuẩn sao thì các vị trí từ Manager trở lên đều yêu cầu bằng cấp cụ thể. Để được đảm nhận vị trí Trưởng bộ phận bạn cần phải có bằng Đại học, với Assistant – thì phải có bằng Cao đẳng. Còn với các khách sạn không chú trọng vào tiêu chuẩn sao thì sẽ không yêu cầu bằng cấp.
Để được lên những vị trí quản lý trong khách sạn, ngoài yếu tố về bằng cấp, bạn hãy làm tốt công việc của mình hiện tại bằng tất cả khả năng với tiêu chí “work hard, work smart” (làm việc chăm chỉ, làm việc thông minh) và luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức. Khi người quản lý nhận thấy kết quả công việc tốt mà bạn mang lại, chắc chắn sẽ có cơ hội để bạn thăng tiến.
- Hỏi: Trong ngành khách sạn, giữa một người có bằng Đại học và người chỉ có bằng nghề nhưng có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn 1, 2 năm thì ai có cơ hội thăng tiến cao hơn?
Về cơ hội thăng tiến trong nghề khách sạn còn tùy thuộc vào nơi bạn làm việc người ta đánh giá yếu tố nào cao hơn: bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc. Ví dụ có 1 vị trí Manager trống và có 2 ứng viên tiềm năng: ứng viên A chỉ có bằng nghề nhưng kinh nghiệm và khả năng làm việc tốt hơn – ứng viên B có bằng Đại học nhưng năng lực làm việc không bằng A, nếu là trong khách sạn áp dụng theo tiêu chuẩn xếp hạng sao thì họ sẽ ưu tiên chọn ứng viên B – còn với các khách sạn không quá chú trọng tiêu chuẩn sao, đề cao khả năng làm việc thì chọn ứng viên A sẽ được chọn.
Cơ hội thăng tiến của ứng viên còn tùy thuộc vào môi trường làm việc (Ảnh nguồn Internet)
- Hỏi: Nghề khách sạn có quan trọng chuyện bằng cấp không?
Với nghề khách sạn thì chỉ cần có chứng chỉ nghề, bạn đã đủ điều kiện để được tuyển dụng. Thậm chí có nhiều đơn vị sẵn sàng nhận ứng viên không có bằng cấp, kinh nghiệm vào để đào tạo. Tuy nhiên, nếu muốn thăng tiến lên những vị trí quản lý cấp cao hơn trong các khách sạn 4 – 5 sao thì bạn phải có bằng Đại học các ngành có liên quan đến ngành Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch.
- Hỏi: Em nên chuẩn bị những gì và bắt đầu từ vị trí nào để trở thành Quản lý nhân sự cấp cao của một khách sạn, resort cao cấp? (Em hiện đang là nhân viên lễ tân của một khách sạn 3 sao)
Nếu bạn muốn trở thành Quản lý nhân sự cấp cao thì bạn phải bắt đầu từ vị trí nhân viên, để hiểu được những công việc mà một nhân viên cần phải làm. Từ lễ tân muốn hiểu được công việc của nhân viên nhân sự bạn có thể xin Cross – training sang bộ phận này để tìm hiểu cụ thể các công việc mà một nhân viên nhân sự phải làm. Bạn cần phải biết và hiểu rõ về luật lao động, các chính sách bảo hiểm liên quan… Khi cảm thấy đã có đủ những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết, bạn có thể apply trở thành một nhân viên nhân sự chính thức, cố gắng nỗ lực để thăng tiến lên những vị trí cao hơn.
- Hỏi: Em mới bước chân vào ngành nhà hàng với vị trí Waiter, em cảm thấy còn khá nhiều bỡ ngỡ vì thiếu nhiều kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp. Làm thế nào để khắc phục điều này?
Cách học hỏi kinh nghiệm hay nhất là quan sát những anh, chị được đánh giá làm việc tốt, có nhiều kinh nghiệm để xem họ xử lý công việc như thế nào và ghi nhớ để áp dụng. Bạn có thể xin được làm việc cùng các anh, chị đó để có nhiều cơ hội học hỏi hơn. Nếu có gì thắc mắc thì bạn cứ chủ động hỏi để vỡ ra nhiều điều cần biết, đúc rút ra được những kiến thức cho bản thân. Nếu muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp thì cách duy nhất là giao tiếp nhiều vào, nói chuyện với khách nhiều để tạo sự tự tin cho bản thân.
- Hỏi: Yếu tố nào quan trọng nhất của người làm nghề khách sạn?
Yếu tố quan trọng nhất của người làm nghề khách sạn chính là thái độ của bạn với nghề, chính sự đam mê – nhiệt huyết mới giúp bạn theo được nghề và gặt hái được những thành công trong ngành dịch vụ này.
Xem thêm: Hàng chục nghìn bạn trẻ hào hứng với buổi chia sẻ triển vọng, định hướng nghề khách sạn
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên