MỤC LỤC
Làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn có bao giờ bạn nghe đến thuật ngữ “ca gãy”? Vậy bạn có biết ca gãy là gì? Ca gãy áp dụng cho ai? Tại sao lại có ca gãy?... Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu những điều này cùng Hoteljob.vn!
Bạn đã biết ca gãy là gì và một số thông tin liên quan đến ca gãy?
Đặc thù công việc yêu cầu nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn phải luân phiên thay đổi ca làm việc để phục vụ khách hàng. Bên cạnh việc phân chia các ca làm việc cho nhân viên như hoặc ca sáng, hoặc ca chiều (tối) thì các nhân viên còn phải làm ca gãy. Vậy ca gãy là gì?
Ca gãy là gì?
Ca gãy hay còn gọi là ca xoay, là ca làm việc của riêng nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn (cho đến hiện tại). Nhân viên được phân công làm ca gãy sẽ không làm việc liên tục 8 tiếng mà được chia làm 2 khoảng thời gian cách xa nhau trong ngày nhằm phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Ca gãy là ca làm việc không liên tục 8 tiếng trong ngày, được áp dụng cho nhân sự ngành Nhà hàng - Khách sạn
Tùy theo quy định của mỗi nhà hàng, khách sạn và đối tượng khách hàng mà các nhà hàng, khách sạn đang hướng tới sẽ có sự phân chia thời gian làm việc cho ca gãy cũng như số ca gãy được áp dụng trong tuần/ tháng khác nhau tương ứng.
Tham khảo thêm: 9 Bước Tối Ưu Để Quản Lý Nhà Hàng Ăn Uống Hiệu Quả
Những điều cơ bản cần biết về ca gãy
- Ca gãy áp dụng cho ai?
Thông thường, ca gãy sẽ áp dụng cho lĩnh vực nhà hàng – nơi phục vụ nhu cầu ăn uống của thực khách. Do đó, các bộ phận nhân sự chính yếu và có liên quan với nhau đều có nhân viên được phân chia phụ trách ca gãy trong ngày, như: nhân viên phục vụ, nhân viên Bar, nhân viên Bếp, nhân viên lễ tân (Hostess) và nhân viên Thu ngân. Ngoài ra, ca gãy cũng rất thích hợp cho những sinh viên có nhu cầu làm thêm để tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, học hỏi kinh nghiệm cũng như kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, bởi ca gãy có thời gian làm việc khá linh hoạt.
Ca gãy thường áp dụng cho lĩnh vực nhà hàng và sẽ áp dụng cho nhân viên phục vụ, nhân viên Bar, nhân viên bếp, lễ tân nhà hàng và nhân viên thu ngân...
- Ca gãy làm mấy tiếng?
Trên thực tế, ca gãy cũng làm đủ 8 giờ/ ca; tuy nhiên, thời gian làm việc không liên tục và thường được chia làm 2 khoảng thời gian cách xa nhau trong ngày. Cụ thể, nhân viên làm ca gãy sẽ thực hiện công việc theo khung giờ từ 10h-14h và từ 17h-21h hoặc từ 8h-12h và từ 18h-22h,… Tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh, thời điểm đông khách của mỗi nhà hàng sẽ áp dụng thời gian làm việc cho ca gãy phù hợp.
- Tại sao lại có ca gãy?
Việc xuất hiện ca gãy trong lịch trình làm việc của nhân sự ngành Nhà hàng – Khách sạn được lý giải bởi 2 nguyên do chính như sau:
- Đặc trưng ngành nghề: Vì đây là ngành dịch vụ đòi hỏi sự phục vụ tối đa theo nhu cầu của thực khách, cộng với việc khung giờ làm việc của ca gãy rất phù hợp với thời điểm khách tìm đến nhà hàng để sử dụng dịch vụ.
- Nhu cầu kinh doanh của nhà hàng: Hầu hết các nhà hàng đều mong muốn chào đón và phục vụ số lượng lớn khách hàng đến ăn uống và sử dụng dịch vụ tại nhà hàng mình. Do đó, không ít những nhà hàng tận dụng “giờ cao điểm” của ngành dịch vụ kinh doanh ăn uống để tổ chức đón khách bởi đây là thời điểm khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều nhất trong ngày.
Chính bởi đặc trưng ngành nghề và nhu cầu kinh doanh của nhà hàng là hai nguyên do chính làm xuất hiện ca gãy trong ca làm việc của nhân sự ngành Nhà hàng - Khách sạn
- “Nỗi khổ” chỉ những người làm ca gãy mới thấu
Bên cạnh thời gian làm việc không cố định gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động về lâu dài do chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngủ nghỉ không hợp lý; nhiều nhân viên làm ca gãy liên tục còn cho biết họ không thể lên kế hoạch làm gì trước 1 tuần; không có nhiều thời gian để làm những việc khác (như chăm sóc gia đình, đi chơi cùng bạn bè, dự buổi tiệc tân gia cùng người thân,…); không thể tự sắp xếp để làm thêm một công việc thứ 2 để kiếm thêm thu nhập hoặc học thêm một ngoại ngữ khác để nâng cao kỹ năng giao tiếp và hiệu quả công việc; …
- …nhưng sẽ được “đền bù” xứng đáng
Tùy theo nội quy và tiêu chuẩn của nhà hàng sẽ quy định có hoặc không có trợ cấp ca gãy, đó có thể là những khoản “thưởng nóng” trong ca khi khách đông hay tiền thưởng vượt doanh số bán hàng,… Tuy nhiên, nhìn chung mọi nhà hàng luôn tạo điều kiện tốt để những nhân viên ca gãy hài lòng với những gì mình nhận được. Chẳng hạn: sẽ được chia ca chiều vào ca ngày hôm sau để nhân viên có thời gian nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần làm việc; được trợ cấp 2 bữa ăn ca và có sự linh hoạt cho những khoảng thời gian nghỉ giữa giờ;… Ngoài ra, làm việc ca gãy đồng nghĩa với việc phục vụ số lượng lớn khách hàng, do đó, khả năng nhận được nhiều tiền Tip hơn những ca khác là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chính định nghĩa ca gãy là gì đã phần nào thể hiện được những khó khăn mà các nhân viên có thể trải qua khi làm ca gãy liên tục nhưng bù lại, họ cũng sẽ được "đền đáp" xứng đáng với hiệu suất công việc đạt được
Trên đây là chia sẻ của Hoteljob.vn về ca gãy là gì và một số thông tin cơ bản liên quan đến ca gãy để bạn tham khảo. Hy vọng những lý giải của chúng tôi sẽ giúp độc giả hiểu đúng và hiểu đủ về ca gãy – một trong những ca làm việc đặc trưng của ngành Nhà hàng – Khách sạn.
Xem thêm: 20+ điều nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp nên và không nên làm trong ca làm việc
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên