Bật mí mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng

Một tổ chức hoạt động trơn tru và hiệu suất khi và chỉ khi tất cả các bộ phận đồng lòng, hỗ trợ nhau trong công việc. Riêng môi trường F&B, mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau thế nào? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu nhé!

mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng

Tinh thần tập thể là nền tảng của thành công!

Tinh thần tập thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chất lượng đội ngũ lao động. Môi trường nhà hàng vốn có nhiều bộ phận đảm trách nhiệm vụ, chức năng khác nhau nhưng mục tiêu chung đều hướng đến phục vụ khách hàng chỉn chu và chất lượng nhất, đạt kỳ vọng và sự hài lòng cao nhất về chất lượng dịch vụ.

Thế nên, chỉ khi đồng lòng, thống nhất của mọi thành viên trong đội, nhóm, bộ phận mới có thể tạo nên một tập thể vững mạnh và thành công, tạo được ấn tượng cho khách hàng, gây dựng uy tín và thương hiệu cho cơ sở.

Nói một cách dễ hiểu, các bộ phận phải biết phối hợp sao cho thật khớp, như những mảnh ghép cho một bức tranh vậy. Từ tinh thần làm việc nhóm cao cho đến chủ động hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc để đảm bảo năng suất và chất lượng phục vụ ở mức cao và hoàn thiện nhất.

Bật mí mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng

Cơ bản nhất có: bộ phận phục vụ bàn - bộ phận bếp - bộ phận bar/pha chế. Ngoài ra còn có thu ngân và lễ tân nhà hàng/Hostess

Cùng xem mối quan hệ (MQH) giữa các bộ phận này thế nào nhé!

+ MQH giữa bộ phận bàn và bếp

Đây là 2 bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết nhất trong nhà hàng. Cụ thể:

- Bộ phận bếp cần thường xuyên thông báo về khả năng phục vụ, chế biến của mình (như: tình hình thực phẩm, thời gian chế biến, khả năng chế biến…) để bộ phận bàn nắm rõ, nắm đúng và kịp thời cung cấp thông tin, nhận yêu cầu, order đối với khách.

- Ngược lại, bộ phận bàn nhận yêu cầu và chuyển cho bếp chế biến món ăn để phục vụ khách. Bộ phận bàn cũng tiếp nhận ý kiến, đánh giá, góp ý của khách về món ăn rồi thông báo lại với bếp, để chia sẻ thông tin và cải thiện sản phẩm nếu cần.

+ MQH giữa bộ phận bàn và bar

Tương tự như giữa bộ phận bàn và bếp, chỉ khác biệt ở chỗ liên quan đến đồ uống. Nghĩa là:

- Bộ phận pha chế cần thường xuyên thông báo về khả năng phục vụ, pha chế của mình (như: tình hình thực phẩm/ đồ uống có sẵn, thời gian pha chế, khả năng pha chế…) để bộ phận bàn nắm rõ, nắm đúng và kịp thời cung cấp thông tin, nhận yêu cầu, order từ khách.

- Ngược lại, bộ phận bàn nhận yêu cầu từ khách và chuyển cho quầy bar để chuẩn bị và pha chế đồ uống để phục vụ. Bộ phận bar đôi khi còn phải phối hợp hay hỗ trợ bộ phận bàn phục vụ khách khi quán đông hay thiếu người, chăm sóc khách hàng, tiếp nhận và xử lý phàn nàn từ khách liên quan đến đồ uống. Ngoài ra, bộ phận bar cũng tiếp nhận ý kiến, đánh giá, góp ý của khách về đồ uống rồi thông báo lại với bar, để chia sẻ thông tin và cải thiện sản phẩm nếu cần.

+ MQH giữa bộ phận nhà hàng và lễ tân

Là bộ phận lễ tân/hostess nếu là nhà hàng độc lập hoặc bộ phận lễ tân của khách sạn nếu là nhà hàng trong khách sạn.

- Bộ phận bàn thông báo cho bộ phận lễ tân về khả năng phục vụ hay những chương trình, sự kiện, chính sách, chương trình ưu đãi, khuyến mại trong nhà hàng để bộ phận lễ tân nắm rõ, nắm đúng và kịp thời cung cấp thông tin cho khách, nhận đặt ăn khi cần.

- Bộ phận lễ tân thông báo cho bộ phận nhà hàng số lượng khách đặt dịch vụ để bộ phận nhà hàng nắm rõ và nắm đúng, từ đó lên kế hoạch chuẩn bị và đón tiếp, phục vụ khách. Ngoài ra, bộ phận lễ tân cũng tiếp nhận các ý kiến, đánh giá (khen - chê) của khách để thông báo lại cho bộ phận nhà hàng kịp thời sửa chữa cũng như cải tiến chất lượng dịch vụ phục vụ khách. Hai bộ phận này còn phối hợp với nhau để hoàn tất quy trình thanh toán cho khách.

mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng
Bàn - bar - bếp có mối quan hệ mật thiết trong nhà hàng

Dù quy mô lớn hay nhỏ thì một tổ chức luôn tồn tại nhiều bộ phận, đội nhóm cùng nhau làm việc. Để mọi hoạt động diễn ra trơn tru và hiệu quả cần nhất là tinh thần tập thể cao. Hy vọng bật mí về mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng được Hoteljob.vn chia sẻ trên đây phần nào giúp bạn hiểu ra điểm kết nối, ảnh hưởng qua lại giữa các bộ phận để từ đó phối hợp làm việc đồng nhất và chất lượng.

Tìm hiểu thêm:

- Mối quan hệ giữa lễ tân và các bộ phận khác trong khách sạn

- Mối quan hệ giữa buồng phòng và các bộ phận khác trong khách sạn

Ms. Smile

Tags:
Bật mí mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà hàng
4.2 (162 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN