Bánh trung thu bị mốc và ứng xử của các bên

Mới đây, sự việc một khách hàng ở Hà Nội mua phải hộp bánh trung thu có giá gần triệu đồng nhưng lại bị mốc dù chưa hết hạn sử dụng của một khách sạn 5 sao đã khiến dư luận xôn xao. Trước sự cố này, hãy cùng Hoteljob.vn nhìn lại các bên đã có cách ứng xử như thế nào.

Được biết, ngày 1/10, chị L. (công tác tại bệnh viện E Hà Nội) có đến một khách sạn 5 sao ở Quận Đống Đa, Hà Nội mua 1 hộp bánh trung thu để thắp hương trên cơ quan với giá 890.000 đồng. Mặc dù hạn sử dụng đến ngày 9/10, tuy nhiên, đến ngày 4/10, khi bóc bánh ra ăn thì chị L. phát hiện 1 chiếc bánh trong hộp bị mốc xanh, 2 – 3 chiếc khác cũng có dấu hiệu bị mốc.

​Bánh trung thu bị mốc và ứng xử của các bên

Ảnh nguồn Internet

“Khi phát hiện bánh bị mốc, tôi lấy số điện thoại trên vỏ hộp và gọi ngay đến cho khách sạn để phản ánh thông tin. Khách sạn sau đó cũng đã cử đại diện đến để xác nhận đó chính là hộp bánh do khách sạn sản xuất. Nguyên nhân khách sạn đưa ra là do bánh không sử dụng chất bảo quản và do môi trường thất thường nên dễ bị nấm mốc. Với tư cách là một người tiêu dùng, tôi yêu cầu phía khách sạn phải lên tiếng xin lỗi và có trách nhiệm với cộng đồng về sản phẩm bị hỏng…” – chị L. cho biết.

Để giải quyết sự việc, các đại diện khách sạn đã đề nghị được đổi sản phẩm mới và tặng 2 voucher ăn buffet, tuy nhiên chị L. không đồng ý. Vì khách hàng này cho rằng sản phẩm do khách sạn làm ra phải tính đến yếu tố môi trường – thời tiết để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Gián trong khách sạn 4 sao, bình thường hay bất thường, có đáng để chủ khách tranh cãi nảy lửa?

Liên quan đến sự việc này, đại điện phía khách sạn cho biết: Khoảng 12h30 trưa ngày 4/10, sau khi nhận được phản hồi của khách hàng về việc bánh trung thu bị mốc, khoảng 1 giờ đồng hồ sau, khách sạn đã cử 3 đại diện là giám đốc ẩm thực, giám đốc quan hệ công chúng và trợ lý tổng giám đốc đến gặp trực tiếp khách hàng.

“Khi đến gặp khách hàng, chúng tôi đã gửi lời xin lỗi đến chị L. cùng với một bó hoa và một chai rượu vang. Chúng tôi đã đề nghị được đổi sản phẩm mới và tặng 2 voucher buffet. Tuy nhiên khách hàng không đồng ý và yêu cầu bồi thường một khoản tiền.” – đại diện khách sạn cho biết.

Đến tối ngày 4/10, phía khách sạn nhận được 1 email của chị L. đề nghị phạt nặng người chịu trách nhiệm làm bánh trung thu và yêu cầu bồi thường một khoản tiền tương đương với 3 tháng lương của người làm bánh để đóng góp vào Quỹ hỗ trợ các bệnh nhân nghèo gặp rủi ro tại trung tâm tim mạch – bệnh viện E Hà Nội – nơi chị L. đang công tác.

Thông qua email, Phó Tổng giám đốc khách sạn một lần nữa gửi lời xin lỗi đến chị L. và lấy làm tiếc không thể đáp ứng yêu cầu bồi thường của khách hàng vì nằm ngoài quy định của khách sạn.

“Từ trước đến nay, khách sạn chưa nhận được bất kỳ phản ảnh nào về việc bánh bị mốc như trên. Bánh trung thu của khách sạn chúng tôi được sản xuất với nguyên liệu tươi và không dùng chất bảo quản thực phẩm. Vì thế mà trên bao bì sản phẩm đã ghi rõ là cần được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát.”

Bánh trung thu bị mốc và ứng xử của các bên

Ảnh nguồn Internet

 Theo bạn thì cách ứng xử của hai bên trong sự việc này đã hợp tình, hợp lý chưa? Là người trong ngành, hãy cho Hoteljob.vn biết suy nghĩ của bạn!

Theo Kenh14.vn

Mời bạn tham gia cộng đồng nghề khách sạn lớn nhất Việt Nam: Tại đây để cùng chia sẻ, học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp.

Tags:
Bánh trung thu bị mốc và ứng xử của các bên
4.2 (212 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN