Ẩm thực Việt và hành trình “đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới”

“Việt Nam hãy là bếp ăn của thế giới” – đó là lời khuyến khích mà vị cha đẻ của học lý tiếp thị hiện đại, ông Philip Kotler đề cập từ hơn 10 năm trước khi có dịp đến và thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên lúc ấy, thế mạnh của ẩm thực Việt vẫn còn là một điều gì đó rất mơ hồ và luôn được gắn mác là “bắt chướt” ẩm thực nước bạn. Khó khăn đặt ra của các chuyên gia văn hóa là tìm ra giải pháp để “đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới”.

 

ẩm thực việt và hành trình đưa việt nam trở thành bếp ăn của thế giới
Ẩm thực Việt và hành trình "đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới"

Ẩm thực Việt và tiềm năng trở thành “bếp ăn của thế giới”

Trên thực tế, không phải chờ tới sự kiện những thực khách là người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng lớn như Tổng thống Bill Clinton ăn phở ở TP.HCM, hay Tổng thống Barack Obama ăn bún chả ở Hà Nội thì ẩm thực Việt mới được biết đến; mà nó đã hấp dẫn và níu chân khách du lịch cả quốc tế lẫn nội địa từ trước đó rất lâu với vô vàn những lời ngợi khen và xuýt xoa có cánh.

Bằng chứng là những phở, bún chả, nem, bánh mì… lần lượt được thừa nhận và vinh danh là những món ngon, độc đáo hàng đầu thế giới mà bạn “không thể không thưởng thức khi đến Việt Nam” qua cuộc bình chọn của những trang báo, tạp chí du lịch, ẩm thực và kênh truyền hình hàng đầu. Cụ thể:

  • Phở thuộc top 50 món ăn ngon nhất thế giới năm 2011 do CNN bình chọn, gỏi cuốn cũng nằm trong danh sách vinh danh này – top 12 món ăn ngon nhất thế giới trên tờ Huffington Post (Mỹ)
  • Bún chả quạt Hà Nội thuộc top 25 món ăn mùa hè hấp dẫn nhất thế giới năm 2013 do CNN bình chọn – top 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới năm 2014 do National Geographic bình chọn
  • Bánh mì Việt là bánh mì ngon nhất thế giới do Condé Nast Traveler (Mỹ) bình chọn – top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới năm 2014 do Huffington Post bình chọn – top 10 món sandwich ngon nhất thế giới năm 2017 theo Traveller
  • “Bún bò Huế là món súp ngon nhất thế giới” - theo đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdian và được phát trên kênh CNN nổi tiếng toàn cầu
  • Bún riêu cua thuộc top những món ăn hấp dẫn nhất châu Á năm 2012 do CNN bình chọn
  • Và hàng chục món ăn Việt khác được các báo, tạp chí nước ngoài đề tên và ca ngợi

 

ẩm thực việt và hành trình đưa việt nam trở thành bếp ăn của thế giới
Phở, bánh mì, bún chả... là những món ăn Việt được cả thế giới khen ngợi và vinh danh

 

ẩm thực việt và hành trình đưa việt nam trở thành bếp ăn của thế giới
Tổng thống Obama và đầu bếp Anthony Bourdian thưởng thức bún chả và bia Hà Nội

 

Thế mới thấy, ẩm thực Việt có đủ tiềm năng và tiềm lực để khẳng định thương hiệu và trở thành “bếp ăn của thế giới” với sự công nhận và tán thưởng của rất nhiều khách du lịch và thực khách, trong đó có cả những chuyên gia và chuyên trang về văn hóa ẩm thực hàng đầu thế giới.

“Việt Nam là quốc gia có nền ẩm thực phong phú và độc đáo. Bằng chứng là món ăn Việt có thể đãi khách quốc tế hàng chục bữa mà không sợ có món ăn bị trùng lặp bởi sự đa dạng các món ăn đặc sản theo vùng miền, tộc người và tôn giáo.”- đại diện Hiệp hội du lịch Việt Nam nhận định.

Ẩm thực Việt: từ mục tiêu trở thành thương hiệu du lịch quốc gia đến “bếp ăn của thế giới”

Tháng 10/ 2017, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chính thức được cấp phép thành lập với mục tiêu đưa văn hóa ẩm thực trở thành tài sản của đất nước, là thương hiệu du lịch quốc gia, qua đó thu hút ngày càng nhiều hơn du khách quốc tế đến thưởng thức và trải nghiệm. Tuy nhiên, với đầy đủ tiềm năng và tiềm lực sẵn có, ẩm thực Việt xứng đáng trở thành “bếp ăn của thế giới” trong thời gian sắp tới - nhận định của nhiều chuyên gia, người làm du lịch.

“Thanh - ít chất béo - dùng nhiều rau nhưng vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng…” là nhận xét của hầu hết thực khách về món ăn Việt. Đây là một trong những nét độc đáo thể hiện sự tinh tế, thanh đạm trên nền tảng “thực phẩm giản dị, bình dân nhưng rất phong phú”; khẳng định sự phù hợp với xu thế ẩm thực hiện tại của toàn thế giới là hạn chế chất béo.

Đưa ẩm thực Việt thành “bếp ăn của thế giới” thế nào?

Xét trên tình hình ở hiện tại, ẩm thực Việt rõ ràng vẫn chưa được tận dụng và khai thác hết những tiềm năng sẵn có. Nguyên nhân chính yếu phải kể đến chính là những rào cản khiến việc quảng bá ẩm thực Việt đến gần hơn với du khách quốc tế vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể:

  • Cái khó đầu tiên phải kể đến chính là việc chưa thể kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm; đây cũng là 1 trong những nỗi sợ lớn nhất của khách quốc tế khi đến Việt Nam và thưởng thức ẩm thực. Tuy nhiên, vấn đề không đảm bảo an toàn của thực phẩm không chỉ đơn thuần do cách nuôi trồng, dùng phân bón, thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng, chất bảo quản độc hại mà còn bắt nguồn từ ô nhiễm đất, nước (nếu có).
  • Thứ hai, đa phần người Việt chỉ mới quan tâm đến một phần rất nhỏ là món ăn và chất lượng của nó, mà chưa quá chú trọng đến không gian hay ứng xử trong khi ăn; thậm chí, một bộ phận nhỏ nhân viên phục vụ vẫn còn yếu kỹ năng phục vụ khách hàng.
  • Thứ ba, sự biến dạng hay biến mất của một số món ăn Việt trong xu hướng “hội nhập” các món ăn từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản kéo theo nguy cơ mất đi các giá trị truyền thống trong tinh hoa ẩm thực Việt
  • Sau cùng, thiếu các chiến dịch dài hơi hay các chương trình quảng bá chuyên nghiệp cũng là nguyên nhân khiến “cơn sốt” ẩm thực dù mạnh mẽ nhưng vẫn hạ nhiệt sau đó không lâu. Thậm chí “tiếng thơm” về nền ẩm thực độc đáo và hấp dẫn cũng sẽ bị hủy hoại ngay lập tức nếu có một tin tức về du khách bị ngộ độc thực phẩm khi ăn ở Việt Nam.

 

ẩm thực việt và hành trình đưa việt nam trở thành bếp ăn của thế giới
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nỗi sợ lớn nhất của du khách quốc tế khi đến Việt Nam

 

Vậy, phải làm gì để quảng bá ẩm thực Việt?

  •  Có một tổ chức đủ lớn đứng ra nhận trách nhiệm và khai thác tốt những tiềm năng văn hóa ẩm thực sẵn có của Việt Nam – đề ra các chiến lược, hướng phát triển điển hình để các đơn vị liên quan và người dân hiểu biết và làm theo. Và Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một tổ chức điển hình như thế.
  • Tăng cường quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt không chỉ trong các nhà hàng, quán ăn trong nước mà cả các nhà hàng Việt tại nhiều quốc gia trên thế giới để cộng đồng thực khách quốc tế biết đến nhiều hơn; giúp xây dựng thương hiệu quốc gia, tương tự như sushi Nhật Bản, phô mai Thụy Sỹ hay rượu vang Pháp…; trong đó, khuyến khích việc đưa các món ăn Việt vào thực đơn nhà hàng, khách sạn Việt thay vì để quá nhiều các món Âu - điều này làm “lép vế” ẩm thực Việt.
  • Tạo điều kiện để các đầu bếp, nhân viên được đi tu nghiệp ở nước ngoài để có cơ hội tiếp xúc, học hỏi cách chế biến, phong cách nấu ăn, quản lý phục vụ chuyên nghiệp ở các quốc gia phát triển mạnh về du lịch và ẩm thực – mang về ứng dụng tại quê nhà.
  • Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: hiệp hội sẽ kết hợp với các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chỉ rõ nguồn cung và được khẳng định giá trị chất lượng để người tiêu dùng hiểu và yên tâm về những gì được cho vào cơ thể…

 

ẩm thực việt và hành trình đưa việt nam trở thành bếp ăn của thế giới
Đưa món ăn Việt vào thực đơn nhà hàng, quán ăn là một cách để quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt đến gần hơn với thực khách quốc tế

 

“Ẩm thực là con đường tiếp cận nhanh chóng và gần gũi, sẽ rất phù hợp khi dùng ẩm thực để phát triển du lịch”. Việc kích thích được “sự ham muốn” của khách du lịch trong thưởng thức đồ ăn Việt giúp tăng 70% doanh thu chung của ngành; đồng thời, nếu làm tốt, toàn bộ nền kinh tế và hệ thống dịch vụ tại chỗ sẽ được phát triển theo, từ đó giải quyết tất cả nguồn ra cho nguyên liệu, thực phẩm và nhân sự trong ngành; nâng cao đời sống; đem lại lợi ích kinh tế lớn cho quốc gia.

​Ms. Smile

Tags:
Ẩm thực Việt và hành trình “đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới”
4.0 (100 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN