92% hướng dẫn viên du lịch tìm việc làm phụ để giữ lửa nghề

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều Hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) lao đao, chật vật. Hỏi về kế hoạch hay dự định mới: số ít đổi nghề, phần khác tìm việc làm tạm để tạo thu nhập trang trải cuộc sống. Ai cũng thừa nhận, dù rất yêu công việc hướng dẫn nhưng đam mê không nuôi nổi “miếng ăn” qua ngày ở giai đoạn khó khăn của hiện tại.

92% hướng dẫn viên du lịch tìm việc làm phụ để giữ lửa nghề
HDV là nghề luôn hot tại Đà Nẵng

Hơn 90% HDVDL tìm việc làm phụ mùa Covid

Đó là kết quả khảo sát thực tế của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch - Đại học Duy Tân, thực hiện với 311 hướng dẫn viên (HDV) tại Đà Nẵng mới đây.

Được biết, cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin - phân tích mức độ gắn bó với nghề của HDVDL tại thành phố biển xinh đẹp, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp hữu ích và kịp thời giúp doanh nghiệp và chính quyền quản lý lao động trong ngành tốt hơn, tránh tình trạng “tuột mất nhân tài” sau khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch phục hồi mạnh mẽ.

Cụ thể, trong 311 HDV tham gia khảo sát thì có đến 286 người cho biết họ đang làm những công việc phụ khác, ngoài nghề chính, để thêm nguồn thu. Đa số đều là những việc mang tính chất dự phòng, vừa để tạo thu nhập, vừa “giết” thời gian rỗi, tránh hình thành cảm giác buồn chán, mệt mỏi do không có khách dẫn. Ngoài ra, trên thực tế, tình trạng này không lạ. Bởi, đặc thù ngành du lịch mang tính thời vụ. Phần lớn lao động trong ngành nói chung, HDVDL nói riêng đều chỉ nhiều việc ở mùa cao điểm, các khoảng thời gian còn lại trong mùa thấp điểm, công việc có phần rải rác và ảm đạm hơn. Không ít trong số đó lâu nay vẫn kiếm thêm một nghề khác để làm nhằm đảm bảo mức thu nhập đủ trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời duy trì và giữ lửa nghề đợi mùa vụ mới.

Như vậy, với tỷ lệ HDV tìm việc làm phụ lên đến 92% cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Nghề phụ nào được HDVDL chọn làm nhiều nhất?

Với một loạt ngành nghề, công việc được liệt kê, 4 ngành, nghề được HDV chọn nhiều nhất chính là:

- Môi giới bất động sản (23,4%)

- Kinh doanh khác (16,4%)

- Kinh doanh online (15,4%)

- Bán bảo hiểm (14%)

92% hướng dẫn viên du lịch tìm việc làm phụ để giữ lửa nghề
Khá nhiều HDV chuyển sang làm chuyên viên tư vấn mảng bất động sản

 

3 ngành, nghề là làm youtuber, blogger (11,2%); ngành, nghề khác (10,8%) và làm giáo viên, giảng viên (8,7%) có người chọn nhưng tỷ lệ thấp hơn.

Qua đây có thể thấy, đa số HDV chọn việc làm phụ liên quan đến mảng dịch vụ, phù hợp với thế mạnh và sở thích của họ. Bởi những ngành, nghề chiếm tỷ lệ tìm việc cao đều thiên về kỹ năng nói, giao tiếp và thuyết phục - tiếp xúc và trình bày trước đông người - thời gian làm việc linh hoạt - môi trường làm việc năng động, không gò bó… trong khi các công việc còn lại yêu cầu tính chỉn chu và chuyên nghiệp cao hơn, áp lực vì thế cũng cao hơn.

Sau dịch, HDVDL sẽ lại gắn bó tiếp với nghề?

Khảo sát cho biết thêm về trình độ và mức thu nhập hàng tháng của HDVDL cho thấy:

Công việc của một HDV đòi hỏi bằng cấp và trình độ khá cao. Thực tiễn thể hiện rõ có đến hơn 90% nhân sự trong ngành có bằng từ Cao đẳng trở lên. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân lại không mấy cao khi chỉ có 51,1% người kiếm được từ 9 triệu đồng trở lên cho 1 tháng làm việc. Điều này cho thấy đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sống của nhiều HDV, thúc đẩy xu hướng chuyển dịch nghề nghiệp để tự “cứu” mình nếu không muốn tình hình ngày càng tệ hơn.

Đáng nói là, khi được hỏi về ý định tiếp tục gắn bó với nghề sau dịch, 2 tỷ lệ có - không lại có mức chênh lệch không quá cao: 41,2% HDV cho rằng mình cần tìm công việc mới, không nằm trong ngành du lịch và 58,8% vẫn có ý định trở lại với nghề khi dịch được khống chế nhưng vẫn phải tìm việc làm phụ, việc làm dự phòng song hành với công việc hướng dẫn, kiếm thêm thu nhập duy trì đam mê với nghề.

92% hướng dẫn viên du lịch tìm việc làm phụ để giữ lửa nghề
NHiều HDV đang đợi nghề phục hồi để trở lại nghiệp dẫn

 

Dịch Covid-19 xuất hiện và “đánh phủ đầu” ngành du lịch dịch vụ hơn 1 năm qua, tái bùng phát nhiều đợt, tại nhiều tỉnh thành, làm mất việc làm, giảm thu nhập của hàng chục triệu lao động cả nước. Nghề HDVDL cũng không ngoại lệ, khi khách du lịch chưa biết khi nào mới quay lại trong khi nghề này ít được bảo trợ quyền lợi từ doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Vậy nên, cần thiết đội ngũ HDV phải được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa (động viên, trợ cấp, tạo việc làm ngắn hạn phù hợp…), nhất là trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh như thế này!

Làm hướng dẫn viên có được gì ngoài những chuyến đi?

(Theo Sai Gon Times)

92% hướng dẫn viên du lịch tìm việc làm phụ để giữ lửa nghề
4.7 (487 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN