6 tuyệt chiêu để nhân viên mới không bị 'ma cũ' bắt nạt khi làm việc trong khách sạn

Bạn sắp vào khách sạn làm ở vị trí lễ tân nhưng lo sợ bị bắt nạt? Bạn đang hoang mang chưa biết nên thể hiện như thế nào hay làm cách nào để lấy lòng những anh chị nhân viên đi trước? Đừng lo! 6 tuyệt chiêu dưới đây của Hoteljob sẽ giúp bạn không còn ám ảnh chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới”.

tuyệt chiêu để nhân viên mới không bị "ma cũ" bắt nạt khi làm việc trong khách sạn
Bạn có đang bị nhân viên kỳ cựu bắt nạt ở những ngày làm việc đầu tiên?

Những kiểu Hotelier dễ bị “ma cũ” bắt nạt

+ Quá kiêu căng, chảnh chọe từ ngày đầu nhận việc

Đây là kiểu người rất dễ bị ghét, khó có thể hòa nhập với môi trường làm việc chung của khách sạn. Vì tính cách kiêu ngạo, luôn cho rằng mình là nhất, luôn tỏ ra giỏi giang, xinh đẹp hơn người… Vì thế, những người này dễ khiến "người đi trước" chướng mắt và không hề muốn chỉ dạy, giúp đỡ. Thông thường, nhân viên mới nhưng có mối quan hệ thân thiết với quản lý hay chủ khách sạn, gia đình có điều kiện, đi làm vì thích hay vui... sẽ rất hay có biểu hiện này.

+ Cứ thích thể hiện

Bạn có thể là người có tố chất, tài năng hoặc từng được đánh giá cao ở môi trường khác. Bạn có thể tự tin về năng lực của mình và muốn chứng tỏ điều đó với quản lý tại khách sạn. Thế nhưng, bạn không nên vì thế mà thể hiện quá lố, nói quá nhiều làm “chướng tai gai mắt” những đồng nghiệp khác, nhất là ngay từ những ngày làm việc đầu tiên.

+ Vô cùng nhút nhát, rụt rè

Bạn thử nghĩ xem khi khách sạn tổ chức các cuộc vui chơi, hội họp mà sự rụt rè, tránh giao tiếp của bạn sẽ vô tình khiến chúng ta trở nên khó gần. Chẳng có ai lại thích gần gũi với người không hòa đồng, dù không ghét cay ghét đắng nhưng mọi người cũng sẽ phớt lờ bạn. Đôi khi bạn bị đổ lỗi, đổ oan, thậm chí bị sai vặt cũng là điều không tránh khỏi.

Hành vi bắt nạt “ma mới” phổ biến nhất

+ Bắt nạt bằng lời nói

Điều này có thể bao gồm cả chế nhạo, sỉ nhục, đùa cợt, nói xấu, bịa chuyện về bạn hoặc các hành vi lạm dụng người khác bằng lời nói.

+ Các hành vi bài xích

Bao gồm các hành vi đe dọa, bài trừ cô lập tại nơi làm việc và xâm phạm quyền riêng tư. Đồng nghiệp có thể trở nên im lặng hay rời khỏi vị trí làm việc khi bạn bước vào hoặc đơn giản là phớt lờ bạn. Ngoài ra, bạn có thể bị bỏ rơi khỏi các hoạt động chung của khách sạn như các cuộc trò chuyện, tiệc tùng, bữa trưa tập thể.

+ Bắt nạt dưới danh nghĩa làm việc

Ví dụ như đổ lỗi sai, phá hoại, can thiệp vào công việc của bạn. Cũng có thể là sai vặt, đùn đẩy công việc cho bạn.

Tuyệt chiêu giúp nhân viên khách sạn thoát khỏi cảnh “ma mới” bắt nạt

+ Thân thiện, cởi mở với tất cả nhân viên

Thân thiện không có nghĩa là nịnh nọt. Bạn phải luôn tâm niệm rằng mình là nhân viên mới nên sẽ không dễ để mọi người có thể mở lòng ngay với mình được. Nên bạn hãy chọn thời điểm thích hợp để trò chuyện, giúp đỡ mọi người xung quanh. Tránh buôn chuyện ngoài giờ và luôn hòa đồng với tất cả mọi người. Có như vậy, bạn mới nhanh chóng hòa nhập, thích nghi được với môi trường làm việc mới.

+ Tập trung vào công việc                                                                          

Bạn nên tập trung giải quyết hết công việc được giao, tránh tạo cơ hội cho những người cũ lấy cớ chỉ trích. Ngoài ra, nếu được chỉ bảo, hãy chăm chú lắng nghe và thể hiện thật tốt, tránh phạm cùng 1 lỗi ở 2 lần hay chễnh mãng, lơ là khi phục vụ khách.

+ Học cách lắng nghe, khiêm tốn

Đây là hai đức tính rất dễ tạo thiện cảm với mọi người xung quanh và chắc rằng những người cũ cũng chẳng có lý do nào để ghét bạn. Cho nên, bạn chẳng cần quan tâm những bàn tán hay chỉ trỏ không đâu mà cứ tiếp tục công việc và học hỏi những thứ khác quan trọng hơn để có thể trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân.

+ Luôn giữ bình tĩnh

Mặc dù bạn cảm thấy ấm ức, tức giận khi bị nói xấu, chèn ép thì cũng nên giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Việc bạn cãi nhau, gây gổ với người khác chỉ làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt mọi người mà thôi. Đó cũng là điều họ mong muốn để bạn bị đuổi khỏi vị trí nhân viên tại khách sạn nhanh hơn. Vì vậy, bạn hãy ứng xử chuyên nghiệp, kiểm soát cảm xúc cá nhân. Sẽ có lúc thích hợp để bạn chứng tỏ khả năng của mình trước họ.

+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Để tạo dựng, củng cố các mối quan hệ tại vị trí làm việc, bạn nên tận dụng mọi cơ hội để tham gia các hoạt động ngoại khóa. Hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm mới bên ngoài khách sạn để đầu óc được thư giãn, thoải mái. Bạn nên học cách sát lại với mọi người thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí bởi chỉ có sự gắn kết mới tạo nên mối quan hệ vững chắc.

+ Hiểu rõ văn hóa khách sạn nơi mình làm việc

Cách để bạn hòa nhập nhanh nhất với nơi làm việc mới chính là đọc thật kỹ những quy định liên quan đến trang phục, chính sách được niêm yết rõ trong nội quy khách sạn. Hoặc bạn có thể đặt một vài câu hỏi cho người tuyển dụng về các vấn đề liên quan đến chủ đề này trước khi cuộc phỏng vấn khép lại để có thêm thông tin. Ngoài ra, khi đã bắt đầu làm việc, đừng ngại hỏi đồng nghiệp về những điều mình chưa nắm rõ. Nắm bắt văn hóa doanh nghiệp, giao tiếp tốt với tất cả nhân viên chính là một kỹ năng bạn cần đáp ứng khi bước chân vào ngành khách sạn.

tuyệt chiêu để nhân viên mới không bị "ma cũ" bắt nạt khi làm việc trong khách sạn
Không gì tồi tệ và chán nản bằng việc đi làm nhưng bị cô lập, ghét bỏ ngay từ những ngày đầu tiên

 

Chẳng có nơi nào mà lại làm việc dễ dàng và suôn sẻ, đôi khi là một chút khó khăn, thử thách khiến bạn trở thành nạn nhân của tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu vận động cơ thể vì bạn còn phải gặp những áp lực về công việc lớn hơn rất nhiều. Nếu chúng ta không cố gắng vượt qua thì chúng ta sẽ mãi sống trong nỗi sợ hãi của công việc vì những người - việc không đâu.

​Ms. Smile

6 tuyệt chiêu để nhân viên mới không bị 'ma cũ' bắt nạt khi làm việc trong khách sạn
4.1 (741 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN