5 Tiêu chuẩn vàng cần biết khi làm nghề Bartender

Một Bartender chuyên nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ mọi tiêu chuẩn nghiệp vụ và quy định chung tại nơi làm việc, đáp ứng tốt nhất yêu cầu và nhiệm vụ công việc được giao. Vậy bạn có biết đó là những tiêu chuẩn nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Hoteljob.vn nếu vẫn chưa tìm được lời giải…

5 tiêu chuẩn vàng cần biết khi làm nghề bartender

Tham khảo bài viết của Hoteljob.vn để nắm được những tiêu chuẩn nghiệp vụ phải biết khi làm nghề Bartender?

Công việc của Bartender không chỉ yêu cầu thành thạo kỹ năng pha chế mà còn phải biết các tiêu chuẩn về đồ uống, tiêu chuẩn phục vụ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,… Tất cả đều được quy định trong bộ 5 Tiêu chuẩn vàng cần biết khi làm nghề bartender được chia sẻ sau đây:

►Tiêu chuẩn về Công thức pha chế đồ uống

  • Một công thức pha chế đồ uống tiêu chuẩn phải bao gồm: thành phần định lượng - cách thức sơ chế - cách thức pha chế. Mỗi loại đồ uống khác nhau sẽ có công thức pha chế tương ứng không giống nhau.
  • Công thức pha chế đồ uống sẽ được Bar trưởng và Quản lý nhà hàng kiểm định và phê duyệt trước khi đưa vào menu phục vụ khách
  • Chỉ Quản lý nhà hàng, Trợ lý Quản lý nhà hàng, Giám sát nhà hàng, Bar trưởng và Bartender liên quan mới được tiếp cận công thức pha chế đồ uống thiêu chuẩn. Mọi tài liệu liên quan đến công thức này sẽ do Quản lý nhà hàng và nhân viên bar lưu giữ dưới hình thức tuyệt mật.
  • Những hàng hóa có sẵn không cần qua pha chế mà có thể sử dụng để phục vụ ngay như rượu, bia, nước uống đóng chai thì không cần lập công thức pha chế tiêu chuẩn; tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn hàng hóa đã được duyệt.

5 tiêu chuẩn vàng cần biết khi làm nghề bartender

Bartender cần tuân thủ theo đúng công thức pha chế tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng thức uống đúng quy định

Tham khảo thêm: 5 “điều cấm kỵ” cần tránh khi làm nghề Bartender

►Tiêu chuẩn về đồ uống

  • Mọi đồ uống sử dụng tại quầy bar đều phải tuân theo tiêu chuẩn mẫu nhằm đảm bảo chất lượng các loại đồ uống sử dụng để thực hiện đàm phán với nhà cung cấp, đồng thời làm căn cứ để kiểm tra chất lượng nguyên liệu và hàng hóa khi nhận hàng. Trường hợp Bartender phát hiện nguyên liệu, hàng hóa không đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định thì phải báo cáo lên Bar trưởng hoặc Quản lý để làm thủ tục hủy hàng.
  • Bar trưởng căn cứ vào công thức tiêu chuẩn và menu đồ uống có sẵn để lập danh mục các loại nguyên liệu, hàng hóa sử dụng cho quầy bar. Tiêu chuẩn hàng hóa phải bao gồm đầy đủ các yếu tố: thời hạn sử dụng – tiêu chuẩn trọng lượng – tiêu chuẩn màu sắc – tiêu chuẩn nhận dạng hàng hóa không không đảm bảo chất lượng
  • Mọi hàng hóa trước khi sử dụng đều phải tiến hành đề xuất tiêu chuẩn và phải được Bar trưởng phê duyệt.

►Tiêu chuẩn về pha chế đồ uống

  • Bartender chỉ được phép thực hiện pha chế đồ uống khi có sự chỉ đạo của Bar trưởng/ Giám sát/ Quản lý nhà hàng hoặc nhận order của khách từ các bộ phận liên quan
  • Việc pha chế phải đảm bảo thực hiện đúng công thức tiêu chuẩn, đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không pha chế nhầm hay pha chế quá lâu.
  • Trường hợp không đảm bảo thời gian pha chế hoặc không đủ nguyên liệu để pha chế, Bartender cần báo cho nhân viên phục vụ để xử lý kịp thời.

5 tiêu chuẩn vàng cần biết khi làm nghề bartender

Bartender chỉ được phép pha chế khi có sự chỉ đạo của cấp trên hay nhận được order của khách

►Tiêu chuẩn về vệ sinh 

  • Bartender phải luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực quầy bar; ly cốc pha chế, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ pha chế phải được làm sạch và đặt/ để đúng nơi quy định; lên kế hoạch lau chùi định kỳ các loại dễ bám bẩn để đảm bảo vệ sinh
  • Luôn đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không có mùi, mặc đúng đồng phục, đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn, không trang điểm quá đậm, tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ lịch sự, thân thiện với khách hàng, đồng nghiệp và cấp trên.

►Các tiêu chuẩn khác

  • Tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của cấp trên trong công việc; không tranh luận đúng sai trong lúc phục vụ khách
  • Phối hợp lên ý tưởng menu thức uống cho nhà hàng, khách sạn; chủ động đề xuất những ý tưởng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến kỹ thuật pha chế
  • Sẵn sàng hỗ trợ các bộ phận liên quan như lễ tân, bàn, bếp,… phục vụ khách khi lượng khách quá đông hoặc được phân công
  • Sẵn sàng overtime để hoàn thành nhiệm vụ

Xem thêm: 7 Bí mật không tưởng Bartender thường dùng để “moi tiền” khách

​Ms. Smile

 

Tags:
5 Tiêu chuẩn vàng cần biết khi làm nghề Bartender
4.5 (475 đánh giá)
KIẾM TIẾN VỚI HOTELJOB.VN