MỤC LỤC
Thời đại công nghệ số, khách hàng không chỉ đặt bàn trực tiếp tại nhà hàng mà có thể đặt từ xa, đặt trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng. Là nhân viên phục vụ, bạn cần biết các hình thức đặt bàn thường gặp trong nhà hàng là gì? Các thông tin cần nắm về yêu cầu đặt bàn của khách là gì? Cần lưu ý những gì khi sắp xếp bàn cho khách? Bài viết hôm nay của Hoteljob.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên
5 hình thức đặt bàn thường gặp trong nhà hàng
♦ Đặt bàn trực tiếp
Khách đến nhà hàng và gặp trực tiếp nhân viên phụ trách (nhân viên order, hostess, nhân viên phục vụ hoặc nhân viên thu ngân) để đặt bàn.
Sau khi chốt thông tin đặt bàn, nhân viên nhà hàng cần yêu cầu khách đặt cọc một khoản tiền tương đương bao nhiêu phần trăm trên tổng giá trị bill thanh toán (theo quy định của nhà hàng) để đảm bảo chắc chắn khách sẽ đến và sử dụng dịch vụ; trường hợp khách no-show, khách sẽ mất tiền cọc đó.
♦ Đặt bàn qua điện thoại
Khách gọi đến số điện thoại của nhà hàng và gặp nhân viên liên quan để đặt bàn. Hình thức này nhân viên cũng nên yêu cầu khách đặt cọc trước nếu số lượng lớn và khách đã gọi món.
Lưu ý khi giao tiếp với khách qua điện thoại, nhân viên cần tập trung để lắng nghe chính xác mọi thông tin liên quan về yêu cầu đặt bàn của khách, giao tiếp lịch sự, giọng nói dễ nghe…
Tham khảo thêm quy trình nhận đặt bàn qua điện thoại: Tại đây!
♦ Đặt bàn qua email
Khách cũng có thể gửi yêu cầu đặt bàn đến email của nhà hàng để đặt bàn nếu muốn. Hình thức này thường áp dụng cho khách đoàn, khách đi theo nhóm với số lượng trên 10 người.
Khi khách đặt bàn qua email, nhân viên phụ trách nên gọi điện thoại để xác nhận lại thông tin của khách, đảm bảo tính chính xác; ngoài ra, cũng nên yêu cầu đặt cọc trước.
♦ Đặt bàn qua website, mạng xã hội
Tương tự như đặt bàn qua email, tuy nhiên, hình thức đặt bàn qua website hiện vô cùng phổ biến, nhất là các trang fanpage của nhà hàng đó hiện đang hoạt động trên facebook. Thao tác đơn giản, tương tác trực tiếp và nhanh chóng là những ưu điểm nổi bật nhất mà hình thức này mang lại.
♦ Đặt bàn qua nhân viên
Hình thức này thường chỉ được áp dụng khi đó là khách quen, khách VIP của nhà hàng. Khách sẽ liên hệ trực tiếp với quản lý, giám sát hoặc nhân viên phụ trách để đặt bàn.
Nếu đặt bàn qua nhân viên, nhân viên tiếp nhận thông tin cần thông báo với cấp trên để nhận chỉ đạo thực hiện; với hình thức này, khách có thể đặt cọc hoặc không.
Những thông tin đặt bàn của khách cần nắm
Khi khách liên hệ nhà hàng để đặt bàn, nhân viên phụ trách cần nắm chính xác những thông tin cơ bản như sau:
- Tên khách đặt, địa chỉ liên hệ
- Số lượng khách dùng bữa được đặt
- Số lượng món ăn + thức uống tương ứng
- Yêu cầu đặc biệt về cách setup, chế biến món ăn… (nếu có)
- Thời gian khách đến dùng bữa hoặc nhận món (nếu đặt bàn mang về)
- Số tiền đặt cọc + hình thức thanh toán
Một số lưu ý khi sắp xếp bàn cho khách
- Nhân viên phụ trách khi tiếp nhận yêu cầu đặt bàn của khách cần nhanh chóng kiểm tra sổ đặt bàn để xác định thông tin bàn trống hiện có của nhà hàng. Chỉ nhận khách khi nhà hàng vẫn còn chỗ; trường hợp hết chỗ thì xin lỗi khách và hẹn khách lần sau
- Yêu cầu đặt cọc có thể được áp dụng hoặc không tùy quy định, chính sách của nhà hàng – khách có gọi món trước hay không – số lượng khách nhiều hay ít, là khách quen, khách lẻ hay khách đoàn…
- Nhân viên cần chú ý lắng nghe và chắc chắn độ chính xác về những thông tin trong yêu cầu đặt bàn của khách, nhất là yêu cầu đặc biệt để đảm bảo chất lượng dịch vụ hoàn hảo
- Khi sắp bàn cho khách, nhân viên cần linh hoạt đặt bảng “bàn đã đặt” trên bàn kèm thông tin người đặt để nhân viên nhận biết và nhanh chóng hướng dẫn khách đến đúng số bàn; cũng đồng thời tránh việc phục vụ nhầm bàn.
- Trường hợp lượng khách đặt bàn quá đông trong khi số lượng nhân viên trong ca hiện không đảm bảo bao quát toàn bộ không gian nhà hàng, nhân viên nhận đặt bàn hoặc giám sát cần linh động sắp khách vào một hoặc các khu gần nhau để tiện phục vụ.
- Trường hợp đoàn khách có một hoặc một số vị khách đặc biệt như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người khuyết tật… nhân viên cần nhạy bén trong phán đoán và sắp xếp bàn cho khách. Chẳng hạn: mang ghế cho trẻ nhỏ ra nếu bàn có trẻ em – không sắp bàn ở khu vực khó di chuyển, có bậc thềm hoặc lên tầng cao nếu đoàn có người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người khuyết tật…
- Trường hợp nhà hàng hoạt động bên trong khách sạn và có nhận khách lẻ, nhân viên vẫn nhận yêu cầu đặt bàn như nhà hàng độc lập nhưng vẫn ưu tiên những vị trí đẹp cho khách đang lưu trú hoặc khách quen, khách VIP của khách sạn. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng không nên nhận full tất cả các bàn mà phải để lại một vài bàn trống để đảm bảo phục vụ tốt khách đang thuê phòng nếu họ có yêu cầu.
Trên đây là 5 hình thức đặt bàn thường gặp trong nhà hàng và một số lưu ý khi sắp xếp bàn cho khách nhân viên phục vụ cần biết. Hy vọng bài chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về nghiệp vụ Nhà hàng- Khách sạn, hoàn thiện kỹ năng để đảm bảo phục vụ khách ngày càng tốt hơn.
Hiện, rất nhiều nhà hàng, khách sạn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên phục vụ nhà hàng trên Hoteljob.vn, ứng viên tìm việc quan tâm có thể tìm hiểu và lựa chọn nhà tuyển dụng phù hợp, nộp hồ sơ online để ứng tuyển.
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên