MỤC LỤC
Sau 1/10, du lịch tại nhiều tỉnh thành thuộc “vùng xanh” được phép hoạt động trở lại kèm theo quy định cụ thể tại mỗi nơi. Tuy nhiên, thay vì phấn khởi và háo hức chuẩn bị, nhiều cơ sở vẫn dè dặt chuyện mở cửa hay không.
“Kêu cứu” liên tục rồi “nằm im” khi được phép mở cửa
Ngành Du lịch dịch vụ nói chung không ít lần “kêu cứu” đến Chính phủ và than khóc trên mạng xã hội trước nguy cơ phá sản vì dịch. Trên cả nước, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid: nhẹ thì giảm thu, nặng thì đóng cửa - ngưng hoạt động, tệ nhất là tuyên bố phá sản, lỗ trắng. Để “cứu” ngành, cần thiết và cấp bách phải “mở cửa” trong điều kiện “bình thường mới”.
Ấy vậy mà đến thời điểm một số hoạt động được nới lỏng, các dịch vụ du lịch như tham quan, lưu trú, ăn uống… được phép mở cửa đón khách (có hạn chế theo quy định phòng, chống dịch) thì phía doanh nghiệp lại tỏ ra e dè thay vì nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay, nhiều cơ sở vẫn “nằm im” đợi tình hình hoặc chờ thêm các quy định mở cửa rộng và khả thi hơn.
Tại sao nhiều khách sạn dè dặt mở cửa trở lại?
Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp.HCM là một số tỉnh thành tiêu biểu cho phép đón khách đến lưu trú nhưng có giới hạn công suất, kèm theo những quy định phòng, chống dịch an toàn. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tuần cho phép hoạt động trở lại, có nơi đã sẵn sàng nhưng vắng vẻ - nơi vẫn “nằm im” đợi thêm.
Tại sao lại vậy?
Có thời gian tâm sự cùng một số chủ đầu tư hay quản lý các khách sạn, cơ sở lưu trú ở đủ các quy mô, hạng sao mới thấy rõ “cái khó” của sự dè dặt ở quyết định nên mở cửa hay không - mở khi nào???
+ Nguồn khách hạn hẹp
Chuyện khách quốc tế đến là không thể trong khi rất nhiều khách sạn hạng sang chuyên đón nhóm khách này. Chưa kể, chỉ được đón khách nội tỉnh, khách có “thẻ xanh”, “thẻ vàng” cùng nhiều quy định nghiêm ngặt khác về việc đi lại giữa vùng này và vùng khác, tỉnh này và tỉnh khác cũng khiến lượng khách đến giảm đáng kể.
+ Nhu cầu lưu trú chưa cao
Nhu cầu được đi và nghỉ dưỡng là có song chỉ xuất hiện với những ai có kinh tế và đáp ứng các điều kiện về vaccine đi lại trong phòng, chống dịch. Số lượng này không nhiều. Còn lại vì kinh tế chưa hồi phục, thu nhập chưa cao hoặc không có khiến nhu cầu tham quan - du lịch - nghỉ dưỡng chưa và không thể xuất hiện trong tính toán gần của nhiều người.
+ Dịch vụ đi kèm chưa mở cửa
Việc cho phép tổ chức hoạt động lưu trú nhưng các dịch vụ khác như ăn uống - vui chơi giải trí - bán hàng lưu niệm - tham quan… chưa được tập trung để đa dạng trải nghiệm của du khách cũng khiến hành trình nghỉ dưỡng của họ trở nên nhàm chán, từ đó mà ít lựa chọn trải nghiệm hơn, lượng book phòng sẽ giảm.
+ Giá mềm trong khi chi phí vận hành quá cao
Để kích cầu dĩ nhiên giá thuê phòng hay cung cấp các dịch vụ khác mùa này bắt buộc phải “mềm” trong khi chi phí vận hành chúng không hề nhỏ. Điều này khiến nhiều khách sạn lo ngại bất cập thu không đủ bù chi.
Hiện các khách sạn, cơ sở lưu trú khác có mở cửa cũng chưa thể đông khách được mà đa phần đều chỉ để giải quyết việc làm cho một số nhân viên cốt cán cũng như chuẩn bị cho các khâu vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng hay phòng, chống dịch. Còn lại, các nơi khác tỏ ra thận trọng xem xét tình hình và đợi thêm những dịch vụ đi kèm như nhà hàng, điểm du lịch, quán café, điểm cung cấp dịch vụ khác nếu được phép tập trung mới cân nhắc quyết định vận hành đón khách trở lại hay không…
Khách sạn bạn có đang đóng cửa dù được phép hoạt động? - Lý do đợi thêm là gì?
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên