MỤC LỤC
Vào những mùa tuyển sinh Đại học – Cao đẳng, có khá nhiều bạn trẻ khi chọn ngành không thể phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm “Quản trị khách sạn” và “Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống”. Vậy thì giữa 2 ngành này có gì khác biệt? Nên chọn học ngành nào? Hoteljob.vn sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.
Bạn có phân biệt được 2 ngành học này? (Ảnh nguồn Internet)
► 3 Điểm khác biệt giữa ngành “Quản trị khách sạn” - “Quản trị nhà hàng, dịch vụ ăn uống”
- Về bản chất ngành đào tạo
Quản trị khách sạn là ngành học đào tạo về công tác tổ chức, vận hành, quản lý các hoạt động trong khách sạn; từ việc lên kế hoạch kinh doanh, triển khai – giám sát các hoạt động trong khách sạn, quản trị chất lượng dịch vụ - tài chính – nhân sự cho đến quản trị rủi ro…
Còn về Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống thì đây là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà hàng liên quan đến các hoạt động: ẩm thực (ăn uống), yến tiệc, sự kiện, hội nghị…
Như vậy, bạn có thể thấy được, “Quản trị khách sạn” đào tạo tổng quan về ngành khách sạn còn “Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống” là ngành học chuyên sâu chỉ riêng về lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực – 1 phần trong quản trị khách sạn.
- Về nội dung chương trình đào tạo
Vì bản chất khác nhau của 2 ngành học này mà nội dung chương trình đào tạo cũng có sự khác biệt. Về cơ bản, nội dung chương trình đào tạo khối kiến thức cơ sở ngành + chuyên sâu của 2 ngành học “Quản trị khách sạn” và “Quản trị nhà hàng, dịch vụ ăn uống” trong các trường Đại học – Cao đẳng sẽ bao gồm các học phần sau đây:
Quản trị khách sạn | Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống | |
Khối kiến thức cơ sở ngành |
- Học phần bắt buộc: Tổng quan du lịch và khách sạn, Quản trị du lịch nhập môn, Thực tế - thực tập nhận thức, Tiếp thị du lịch. - Học phần tự chọn: Quản trị nguồn nhân lực, Thanh toán quốc tế, Thương mại điện tử, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ pha chế thức uống, Nghiệp vụ nhà hàng. |
- Học phần bắt buộc: Nguyên lý kế toán, Dinh dưỡng học, Phương pháp xây dựng khẩu phần thực đơn, Tài chính du lịch, Kế toán thương mại – dịch vụ, Phân tích du lịch. - Học phần tự chọn: Vi sinh thực phẩm, Vẽ mỹ thuật và trang trí, Vệ sinh và an toàn thực phẩm. |
Khối kiến thức chuyên sâu ngành |
- Học phần bắt buộc: Quản trị khách sạn và khu nghỉ dưỡng, Quản trị tiền sảnh, Quản trị sự kiện, Quản trị buồng phòng, Quản trị ẩm thực, Quản trị dịch vụ khách sạn – nhà hàng. - Học phần tự chọn: Hành vi tổ chức, An toàn – vệ sinh trong khách sạn nhà hàng, Thiết kế - điều hành nhà hàng, Quản trị dự án du lịch. |
- Học phần bắt buộc:
- Học phần tự chọn: Kỹ thuật chế biến các món bánh Á, Kỹ thuật chế biến các món bánh Âu, Kỹ thuật chế biến các món bánh truyền thống Việt Nam. |
,
Nội dung chương trình đào tạo 2 ngành này cũng khác biệt hoàn toàn (Ảnh nguồn Internet)
Tìm hiểu thêm: CON GÁI CÓ NÊN HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN?
- Về việc làm sau khi ra trường
Với ngành Quản trị khách sạn, sinh viên sau khi ra trường có thể bắt đầu với vị trí: nhân viên lễ tân, nhân viên đặt phòng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên sales khách sạn… trong các khách sạn, resort.
Còn nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên pha chế, nhân viên bếp… tại các nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị tiệc cưới là những công việc ứng viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống có thể làm khi mới bước vào nghề.
Từ những công việc ban đầu này, khi đã học hỏi và tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết, bạn sẽ được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như: Trưởng nhóm, Giám sát, Trưởng bộ phận… Thời gian thăng tiến này sẽ nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự nỗ lực của từng ứng viên theo nghề. Với những khách sạn chú trọng việc xếp hạng theo tiêu chuẩn sao thì việc sở hữu tấm bằng Đại học là điều kiện đủ để bạn được giao đảm nhận các vị trí từ Trưởng bộ phận trở lên.
Với khách sạn 4 – 5 sao, Trưởng bộ phận yêu cầu phải có bằng Đại học (Ảnh nguồn Internet)
► Nên học Quản trị khách sạn hay Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống?
Việc lựa chọn ngành nào để theo học chủ yếu là do mong muốn và định hướng nghề nghiệp của bạn. Nếu yêu thích công việc liên quan đến ẩm thực, muốn được lựa chọn nhiều môi trường làm việc khác nhau: nhà hàng độc lập, nhà hàng trong khách sạn, trung tâm hội nghị tiệc cưới,… và định hướng trở thành Quản lý nhà hàng, Giám đốc F&B - bạn nên theo học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
Còn ngành Quản trị khách sạn sẽ dành cho những bạn thích dịch vụ lưu trú, đón tiếp – coi sóc tất cả các vấn đề liên quan đến chuyện ăn - ngủ - nghỉ - vui chơi - giải trí… của khách du lịch; muốn làm việc trong các khách sạn, resort.
Nhìn chung, cả 2 ngành nghề này đều đòi hỏi người theo học và làm nghề cần phải có tính cách năng động, tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt, có óc tổ chức – sắp xếp công việc hiệu quả. Với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, cả hai ngành này đều mang đến rất nhiều việc làm tốt cho ứng viên cũng như cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến nghề nghiệp. Cho nên bạn cần xác định mình thích lĩnh vực nào để đưa ra được lựa chọn đúng đắn, phù hợp.
Xem thêm: SÁCH HAY NGHỀ KHÁCH SẠN: “QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN – BIẾN ĐAM MÊ THÀNH DỊCH VỤ HOÀN HẢO!”
Ms. Smile
Hãy để hoteljob.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
- Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm
- Kết nối gần hơn với Nhà tuyển dụng
- Chia sẻ việc làm với người thân, bạn bè
Hãy để hoteljob.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!
- Hiệu quả (Effective): Tuyển đúng người - Tìm đúng việc
- Am hiểu (Acknowledge): Từng ứng viên và doanh nghiệp trong ngành nhà hàng - khách sạn
- Đồng hành (Together): Cùng sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp của ứng viên